Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

Giải quyết tồn đọng ODA cho TP.HCM sẽ góp phần tháo gỡ chung cho cả nước

Đối với các hiệp định cho vay và gia hạn hiệp định, Phó Thủ tướng yêu cầu TP.HCM cần chủ động trong xác định các hợp đồng hết hạn, tránh việc chậm trễ
Đối với các hiệp định cho vay và gia hạn hiệp định, Phó Thủ tướng yêu cầu TP.HCM cần chủ động phát hiện các hiệp định vay sắp hết hạn, tránh tình trạng quá hạn dẫn đến treo thủ tục (ảnh: Lê Toàn)

Tại buổi làm việc của Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh với UBND Thành phố về các dự án ODA của TP.HCM diễn ra vào chiều 29/6, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM lý giải nguyên nhân chậm hiện nay là do vướng mắc từ nhiều cơ quan, nên có những dự án vốn ODA giải ngân rất chậm.


“Như dự án Metro số 1, khó khăn vướng mắc là do tổng mức đầu tư duyệt ban đầu. Chưa kể, đần đến Tết Nguyên Đán thì các nhà thầu lại bãi công, nên Thành phố phải họp thường trực ủy ban để tạm ứng vốn. Đến nay, Thành phố đã tạm ứng 5 nghìn tỷ đồng”, ông Phong nói.


Đối với tuyến metro số 2, công tác thực hiện giải phóng mặt bằng được triển khai rất thuận lợi, Thành phố đặt ra mục tiêu là tới ngày 30/6 phải xong nhưng một số địa phương vẫn còn lúng túng, Thành phố đang cố gắng hoàn tất và sau Đại hội Đảng Bộ sẽ khởi công tuyến metro số 2.


Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng nhấn mạnh, ODA là nguồn vốn rất quan trọng phục vụ cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng đất nước, tập trung chính vào các lĩnh vực như giao thông, môi trường, năng lượng, xóa đói giảm nghèo…Theo Thứ trưởng Vũ Đại Thắng, ngoài phần giao thông và năng lượng, vốn ODA tập trung rất nhiều vào phát triển đô thị như TP.HCM và Hà Nội. Trong đó, TP.HCM đã ký kết khoảng 5,8 tỷ USD vốn ODA, vay ưu đãi.


Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn ODA chiếm khoảng 10% vốn ngân sách đầu tư của thành phố. Các dự án ODA của Thành phố cũng rất hiệu quả như dự án BOT hầm Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn, kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, v.v…


“Những dự án giúp chuyển biến mạnh mẽ đô thị TP.HCM góp phần thúc đẩy đời sống phát triển kinh tế xã hội của Thành phố trong năm qua. Trong giai đoạn 2016 – 2020 có sự chuyển dịch thực hiện nhiều nghị định mới của nhà nước nên cách thức giải ngân và bố trí nguồn vốn ODA có một số vướng mắc nhất định", Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết.


Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết thêm, trong giai đọan 2018 - 2020, nguồn vốn vay mới cực kỳ hạn chế. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng kịch bản phát triển trong 5 năm và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 - 2030 thì nguồn vốn ODA, đặc biệt là nguồn vay ưu đãi rất quan trọng với sự phát triển của cả nước và địa phương như Hà Nội và TP.HCM.


“Nghị quyết 54 cũng có quy định TP.HCM tiếp cận vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi bằng cách chịu trách nhiệm, nhà nước vay và cho thành phố vay lại 100%. Theo hình thức tự vay tự trả, nhà nước sẽ là trung gian thực hiện thủ tục và TP.HCM sẽ tổ chức thực hiện dự án và trả khoản vay sau này”, Thứ trưởng Thắng nói và nhấn mạnh, với cơ chế tài chính này và các hình thức quản lý đầu tư mới khi Quốc Hội thông qua, trong giai đoạn tới, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi sẽ rất quan trọng với Thành phố để thực hiện mục tiêu phát triển trong các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng như đường sắt đô thị, đường sắt trên cao v.v…


Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, mục đích của đoàn công tác Chính Phủ là giải quyết các vướng mắc nguồn vốn ODA của TP.HCM vì trong tỷ lệ nguồn ODA cả nước, TP.HCM chiếm nhiều nhất. Việc thúc đẩy giải ngân được vốn ODA trong năm 2020 cho TP.HCM thì sẽ đóng góp vào được giải ngân vốn nói chung cho cả nước.


Đối với những vướng mắc của tuyến Metro số 1, Phó Thủ tướng cho rằng, đây là một trong những dự án quan trọng mà có thể giải ngân được trong năm 2020 nếu giải quyết được một số vấn đề thì sẽ tăng được giải ngân của Thành phố nói chung.


“Các vấn đề hiện nay đang còn vướng mắc là việc giải quyết cho chuyên gia quay trở lại. Vấn đề giải quyết nhanh, không chỉ metro số 1 mà các dự án khác thì Thành phố nên chủ động. Hiện nay chúng ta cũng có mở rồi, cho các chuyên gia cao cấp, Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi”, Phó Thủ tướng nói và nêu gợi ý, nếu các chuyên gia trong dự án này đông thì có thể giải quyết đề theo nghị cách ly tại cơ sở sản xuất, vấn đề này cũng đã giải quyết tại nhiều doanh nghiệp lớn có các chuyên gia nước ngoài.


“Thứ hai là vấn đề ghi đồng tiền Yên hay đồng tiền Việt, đây là vấn đề đã trao đổi nhiều lần, ở đây Bộ tài chính cũng có nêu là quan trọng là hiệp định vay mình ký là đồng tiền gì? Phải làm rõ nguồn cấp phát là tiền Yên hay tiền Việt để giải quyết. Một điểm nữa là việc trả lại nguồn vốn mà Thành phố đã tạm ứng, vấn đề này Bộ Tài chính cũng đang thực hiện và cố gắng hoàn thiện trong tháng 7 sắp tới”, Phó Thủ tướng nói.


Đối với vốn dư, Phó Thủ tướng cho rằng, Thành phố đưa ra vốn dư nhưng chưa quyết toán được tất cả, chưa báo cáo cụ thể sẽ thực hiện dự án nào. Về nguyên tắc, vốn dư nếu sử dụng trong khuôn khổ dự án thì có thể hoàn tòa thực hiện, nhưng ngoài dự án thì phải lập một dự án mới.


“Tính thời điểm hiện nay, Bộ Tài Chính cho rằng chưa có cơ sở đánh giá dự án này có vốn dư, đề nghị làm rõ phần quyết toán. Đây là vấn đề nằm trong Thành phố chứ không phải ở các Bộ, ngành. Nếu có vốn dư, chuyển ra cho các dự án mới thì các Bộ, ngành sẽ căn cứ vào đó để làm các thủ tục”, Phó Thủ tướng nói.


Về các hiệp định cho vay và gia hạn các hiệp định, Phó Thủ tướng cho biết, hiện nay, về nguyên tắc sẽ gia hạn các hiệp định vay nếu chưa sử dụng hết. “Thành phố phải hết sức chủ động phát hiện ra các hiệp định vay sắp hết hạn để làm thủ tục. Vấn đề khó khăn ở một số dự án về thủ tục gia hạn là làm thủ tục không kịp, dẫn đến quá thời hạn nên không kịp và dẫn đến treo lại” Phó Thủ tướng nói và yêu cầu Thành phố cần hết sức chủ động trọng việc làm hồ sơ thủ tục gia hạn các hiệp định vay.


Nguồn

Ngày 30/6: Bitcoin tiếp tục tăng gần 50 USD/BTC, top 10 đồng loạt tăng điểm



Trong top 10 loại tiền ảo đứng đầu tất cả đều tăng điểm trở lại trong ngày hôm nay. Đồng Bitcoin tăng nhẹ 0,83%, hiện được giao dịch ở mức 9.194 USD/BTC.

Tính đến 6h sáng ngày 30/6, thị trường tiền ảo có 79/100 mã tăng điểm còn lại 21 đồng tiền ảo khác giảm giá. Đồng tiền đứng đầu thị trường về giá trị vốn hóa Bitcoin tăng 0,83%, và được niêm yết với giá 9.194 USD/BTC. 

Giá Bitcoin đã vượt hẳn trên mốc 9.000 USD và hiện đang đối mặt với ngưỡng kháng cự mới ở gần mức 9.300 USD. Nếu vượt qua được, giá BTC có khả năng sẽ có đà tăng điểm tốt trong các phiên giao dịch tới. 

Cùng với Bitcoin, 10/10 loại tiền ảo đứng đầu cũng tăng điểm hôm nay. Trong đó, Ethereum tăng 1,33% đạt 227,92 USD; Tether tăng 0,08% đạt 1 USD; XPR tăng 0,36% đạt 0,1781 USD; Bitcoin Cash tăng 1,18% đạt 225,21 USD; Bitcoin SV tăng 0,02% đạt 159,42 USD; Lite Coin tăng 1,30% đạt 41,90 USD; Binance Coin tăng 0,99% đạt 15,55 USD;  Crypto.com Coin tăng 6,17% đạt 0,126 USD; EOS tăng 0,92% đạt 2,38 USD.


Đồng tiếp tục thể hiện những bước tăng vọt về giá trị, sau ngày hôm qua chứng kiến bước nhảy vọt 6,08% trở lại vị trí top 10. Thì vẫn tiếp tục giữ phong độ ấn tượng, tăng 6,17% nhảy tiếp lên vị trí top 9 thay thế vị trí của đồng EOS.

Tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền ảo đạt khoảng 262 triệu USD tăng 3 triệu USD so với ngày 29/6.
Nguồn: Coinmarketcap.
Nguồn: Coinmarketcap.

Nguồn

Foxconn muốn đầu tư 325 triệu USD xây nhà ở cho công nhân

.
.

Tập đoàn Foxconn vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng Việt Nam đề xuất việc xây dựng 3 dự án nhà ở xã hội tại Bắc Giang, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc để giải quyết nhu cầu cấp bách về nhà ở cho công nhân.


Cụ thể, dự án thứ nhất mà Foxconn đề xuất là Dự án nhà ở xã hội Golden Park tại xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Dự án này do Công ty TNHH MTV Công trình Kim Xương Trí đầu tư, quy mô sử dụng đất 6,3 ha, vốn đầu tư khoảng 2.900 tỷ đồng (tương đương 125,8 triệu USD).


Dự án thứ hai là Dự án nhà ở xã hội Vân Trung, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Dự án do Công ty TNHH Fugiang đầu tư (chủ đầu tư hạ tầng KCN Vân Trung), quy mô sử dụng đất 16,7ha, tổng vốn đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng (tương đương 150 triệu USD).


Và dự án thứ ba là Dự án Khu nhà ở công nhân và công trình dịch vụ công cộng Phoenix Town. Dự án do Công ty TNHH Fuchuan (chủ đầu tư hạ tầng KCN Bình Xuyên II) đầu tư gần KCN Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, rộng 9,9ha, vốn đầu tư hơn 1.060 tỷ đồng (gần 50 triệu USD).


Cả 3 dự án nhà ở xã hội này đều gắn với 3 KCN mà các công ty con của Foxconn đã rót vốn đầu tư, đó là KCN Quế Võ, KCN Vân Trung và KCN Bình Xuyên. 


Việc Foxconn, doanh nghiệp chuyên gia công sản phẩm cho các hãng công nghệ lớn, trong đó có Apple xây dựng 3 khu nhà ở cho công nhân là dấu hiệu cho thấy, tập đoàn này đang tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam.


Thông tin này cũng góp phần củng cố thêm những đồn đoán gần đây cho rằng, Apple đang lên kế hoạch dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam.


Foxconn bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 2007, với các dự án quy mô nhỏ tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. Đến năm 2019, tập đoàn này đã mở rộng đầu tư tại Quảng Ninh và quyết định đầu tư quy mô lớn tại Bắc Giang.


Thông tin từ Foxconn cho biết, doanh thu xuất khẩu của Foxconn tại Việt Nam trong năm 2019 đạt 3 tỷ USD, và dự kiến sẽ tăng lên 6 tỷ USD trong năm nay.


Foxconn hiện đang sử dụng khoảng 50.000 lao động Việt Nam, với mức lương chi trả người lao động bình quân từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng.


Ngoài các dự án này, và hai dự án hạ tầng KCN Vân Trung và Bình Xuyên, trong văn bản gửi Chính phủ Việt Nam, Foxconn cho biết, đang đề xuất đầu tư thêm một KCN quy mô 600 ha tại Bắc Giang, đồng thời tiếp tục mở rộng KCN Bình Xuyên 2 giai đoạn II tỉnh Vĩnh Phúc, quy mô 70 ha.


Cùng với việc đề xuất xây 3 dự án nói trên, trong văn bản gửi tới các cơ quan chức năng Việt Nam, Foxconn đã đề xuất cho doanh nghiệp sản xuất trong các KCN có thể đại diện cho người lao động đứng ra thuê, mua nhà ở xã hội để cho công nhân ở.


Foxconn cũng đề nghị làm rõ các ưu đãi trong cơ chế khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân mà doanh nghiệp được hưởng, bao gồm cả thủ tục hồ sơ liên quan đến miễn tiền sử dụng đất.


Theo Foxconn, hiện nay, thủ tục miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất còn nhiều bất cập, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.


Bên cạnh đó, Foxconn cũng kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy định tại Nghị định 123/2017/NĐ-CP là trong vòng 20 ngày kể từ ngày được giao đất, doanh nghiệp phải có danh sách người lao động mua nhà mới được hưởng các ưu đãi đất đai.


Theo Foxconn, việc yêu cầu có danh sách người lao động được bố trí nhà ở trong vòng 20 ngày kể từ khi có quyết định giao đất là không hợp lý, chưa thực tế, làm khó doanh nghiệp, thậm chí là không khả thi.


Nguồn

Quảng Nam thúc tiến độ các dự án trọng điểm


Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa công bố kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hồ Quang Bửu trong việc đôn đốc tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Núi Thành.


Cụ thể, Dự án Khu công nghiệp Thaco Chu Lai tại xã Tam Anh Nam (huyện Núi Thành) do Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) làm chủ đầu tư, theo kế hoạch tháng 6/2020 UBND huyện Núi Thành sẽ bàn giao mặt bằng sạch cả 2 giai đoạn với diện tích 451 ha, nhưng thời điểm này công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ, buộc dự án phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư.


Ông Hồ Quang Bửu nhấn mạnh, đây là dự án trọng điểm, phục vụ phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao của tỉnh và trước hết là cho địa bàn huyện Núi Thành. Vì vậy yêu cầu cả hệ thống chính trị của huyện Núi Thành phải vào cuộc, tiếp tục đẩy mạnh truyền thông cho cán bộ và nhân dân được biết để tạo sự đồng thuận trong triển khai Dự án; phấn đấu trong năm 2020 đạt mục tiêu giải phóng mặt bằng sạch 200 ha/451 ha.

Dự án Khu công nghiệp Thaco Chu Lai đang chậm bàn giao mặt bằng.
Dự án Khu công nghiệp Thaco Chu Lai đang chậm bàn giao mặt bằng.

Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam giao huyện Núi Thành chỉ đạo xử lý dứt điểm 453 trường hợp xây dựng để chờ nhận tiền đền bù, xây dựng trên đất sản xuất nông, lâm nghiệp trái phép; xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời phải sớm hoàn thành các dự án tái định cư.


Ngoài ra, ông Hồ Quang Bửu cũng yêu cầu đẩy nhanh thực hiện Dự án Cảng cá Tam Quang. Đây là cảng cá loại 1, thu hút tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh và các tỉnh lân cận; làm đầu mối tập trung và phân phối hàng thủy sản khu vực miền Trung, cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá; là động lực để phát triển ngành thủy sản và kinh tế - xã hội của tỉnh.


Đặc biệt, đây là 1 trong 14 công trình trọng điểm của tỉnh phải hoàn thành trong tháng 9/2020chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 22. Vì vậy huyện Núi Thành cần khẩn trương hoàn thành thủ tục thu hồi đất của 11 hộ nhân dân có đất bị thu hồi và thực hiện bồi thường, bàn giao mặt bằng trong tháng 6/2020.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quang Nam, kiểm tra thực tế các Dự án trọng điểm tại huyện Núi Thành.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quang Nam Hồ Quang Bửu kiểm tra thực tế các dự án trọng điểm tại huyện Núi Thành.

Liên quan đến Dự án Chống xói lở khẩn cấp và bảo vệ bờ biển xã đảo Tam Hải, ông Hồ Quang Bửu giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thành và trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 7/2020, bảo đảm khởi công trong quý IV/2020.


Đây là dự án đa mục tiêu, vừa bảo vệ an toàn chống sạt lở cho khu dân cư và đất sản xuất của 309 hộ nhân dân, vừa kết hợp phục vụ neo đậu tàu thuyền, kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh.


Nguồn

Đề xuất đầu tư 6.660 tỷ đồng xây 16 km đường vành đai 3 Tp.HCM đoạn đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch

Bản đồ Dự án thành phần 2 (đoạn 2A, 2B) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch
Bản đồ Dự án thành phần 2 (đoạn 2A, 2B) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư  xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề xuất dự án thành phần 2 của Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 Tp.HCM sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc.


Dự án thành phần 2 có chiều dài khoảng 16,57 km, gồm đoạn 2A và 2B. Trong đó, đoạn 2A (Km0 - Km5+000) dài khoảng 5km, thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, có điểm đầu tuyến giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, điểm cuối tuyến giao với Tỉnh lộ 25B. Đoạn 2B (Km 16+826 - Km28+383) dài khoảng 11,57km (trong đó chiều dài tuyến thuộc địa phận Tp.HCM  khoảng 9,17km và địa phận tỉnh Bình Dương khoảng 2,4km) với điểm đầu tuyến giao với đường Lê Văn Việt, quận 9, Tp.HCM và kết thúc tại điểm đấu nối với đường Mỹ Phước – Tân Vạn thuộc địa phận tỉnh Bình Dương.


Các đoạn 2A và 2B được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn tương đương với đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt đường bê tông nhựa cấp cao A1, bề rộng mặt cắt ngang đáp ứng 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ với bề rộng nền đường từ 20,5m - 26m.


Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.660,44 tỷ đồng, tương đương 284,88 triệu USD, trong đó, vốn vay ODA Hàn Quốc thông qua Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) với giá trị khoảng 116 triệu USD, tương đương khoảng 2.585,50 tỷ đồng cho chi phí xây dựng, thiết bị, thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công và chi phí dự phòng, phần còn lại là vốn của Chính phủ Việt Nam.


Thời gian thực hiện Dự án là 5 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực (dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025).


Được biết, Bộ GTVT đang khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án dự kiến trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, bao gồm cả các dự án dự kiến đề xuất vay vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng trong thời gian tới.


Theo đó, Bộ GTVT xác định sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, có tác động lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế như: Hệ thống các trục đường cao tốc, đường vành đai đô thị…, trong đó, có đường Vành đai 3 Tp.HCM.


Trong số các dự án tại Tp.HCM, đường Vành đai 3 đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối giao thông khu vực vành đai thành phố với các tỉnh lân cận, qua đó giúp phân luồng từ xa, hạn chế phương tiện giao thông đi qua khu vực đô thị, góp phần giảm ùn tắc giao thông cho Tp.HCM.


Do đó, ngoài đoạn Mỹ Phước – Tân Vạn đã được tỉnh Bình Dương đầu tư, hiện nay Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang thực hiện đầu tư Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành và Bộ GTVT đang chuẩn bị đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1. Các đoạn còn lại như Bình Chuẩn – Quốc lộ 22, Quốc lộ 22 – Bến Lức cũng đang được Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất giải pháp đầu tư cho phù hợp.


Đối với Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 có tổng chiều dài là 34,28 km, Bộ GTVT đang chuẩn bị đầu tư Dự án thành phần 1 (gồm 1A và 1B) với chiều dài 17,71 km. Hiện nay, Dự án thành phần 1A đang chuẩn bị ký Hiệp định vay vốn với Hàn Quốc và hành động trước đấu thầu lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật; Dự án thành phần 1B đầu tư theo hình thức PPP loại hợp đồng BOT, hiện đã hoàn thành sơ tuyển nhà đầu tư và đang lập hồ sơ mời thầu nhà đầu tư.


 


Nguồn

Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

Bình đồ tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ trong mối tương quan với tuyến cao tốc Tp.HCM - Cần Thơ.
Bình đồ tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ trong mối tương quan với tuyến cao tốc Tp.HCM - Cần Thơ.

Hôm nay (16/6), Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 839/QĐ – TTg phê duyệt chủ trương đầu tưDự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận  - Cần Thơ, giai đoạn 1.


Theo đó, Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 22,97 km (địa phận tỉnh Vĩnh Long dài 12,52 km, tỉnh Đồng Tháp dài 10,45 km); điểm đầu tại Km107+363,08 kết nối với cầu Mỹ Thuận 2 thuộc địa phận thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; điểm cuối tại Km130+337 (nút giao Chà Và, kết nối với Quốc lộ 1 hiện hữu) thuộc địa phận thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.Tuyết đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100km/h; mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 6 làn xe; mặt cắt ngang giai đoạn 1, phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường rộng17 m, vận tốc thiết kế 80km/h.


Dự án được triển khai theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư là 4.827,32 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách Trung ương, trong đó vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 932 tỷ đồng, vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 3.895,32 tỷ đồng.


Dự kiến công trình được khởi công năm 2020, cơ bản hoàn thành năm 2022, hoàn thành toàn bộ dự án (giai đoạn 1) trong năm 2023.


Thủ tướng giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm toàn diện về các thông tin, số liệu trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, cũng như các thông tin báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, bảo đảm tính khả thi của Dự án va cân đối, bố trí đủ vốn để triển khai đầu tư Dự án theo ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.


Được biết, đường cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đến Cần Thơ là một bộ phận của trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết trong đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông. Đây là trục đường có lưu lượng xe lớn vào bậc nhất trong các trục đường chính trên toàn quốc, trong đó, đoạn TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đã được sử dụng từ  tháng 2 năm 2010; đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận đang được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT dự kiến đưa vào sử dụng năm 2021; cầu Mỹ Thuận 2 đang được triển khai xây dựng bằng vốn trái phiếu Chính phủ dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2023. Do vậy việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ theo quy hoạch đã phê duyệt là hết sức cần thiết và cấp bách.


Dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 theo hình thức đối tác công tư (PPP) năm 2017 và phê duyệt điều chỉnh tại vào tháng 10/2019.


Tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chuyển đổi hình thức đầu tư dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1 sang hình thức đầu tư công để sớm triển khai thực hiện dự án nhằm phát triển hiệu quả đầu tư toàn tuyến cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đến TP. Cần Thơ.Việc hình thành trục cao tốc sẽ tạo ra động lực lớn thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế -xã hội của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.


Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đồng ý Dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ được áp dụng cơ chế của Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Thực hiện Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 12/11/2017 của Quốc hội về việc nghiên cứu phương án thu hồi vốn Nhà nước đầu tư dự án đầu tư công, Bộ GTVT dự kiến áp dụng hình thức chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công, đảm bảo phù hợp với quy định tại Mục 4, Điều 7, Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017 và các quy định của pháp luật có liên quan.


Cụ thể, chủ đầu tư sẽ  lập thành dự án riêng để tiếp tục đầu tư các hạng mục phục vụ quản lý, khai thác (nhà điều hành, trạm thu phí,...) và tổ chức thu phí sử dụng đường bộ như đối các dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Dự kiến đơn vị được nhượng quyền thu phí sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục phục vụ quản lý, khai thác và thu phí; khoảng  12 năm sẽ thu hồi tổng số vốn đã đầu tư cho Dự án.


Nguồn

Phú Yên: 230 tỷ đồng đầu tư nhà máy xử lý rác thải


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Nguyễn Chí Hiến chủ trì vừa có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam về dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Tuy Hòa.


Nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Tuy Hòa được đảm nhiệm do công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ T-TECH, UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 5/2017 và điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 6/2019.


Dự án được triển khai tại xã Hòa Kiến và An Phú, thành phố Tuy Hòa trên diện tích 10ha, có công suất 240 tấn/ngày đêm, tổng mức đầu tư trên 263 tỉ đồng. Đến nay, các thủ tục về đất đai thuận lợi, không phải bồi thường GPMB, các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật tại khu vực đầu tư dự án cũng được đáp ứng tốt…


Trên cơ sở trình bày của Nhà đầu tư về tình hình thực hiện các công việc để chuẩn bị đầu tư Dự án, đại diện các sở, ngành, địa phương đã trao đổi, thảo luận và thống nhất cao việc triển khai dự án Nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Tuy Hòa; đồng thời đóng góp một số ý kiến để triển khai thực hiện dự án thuận lợi, trong đó có các nội dung liên quan đến việc hoàn thành thủ tục đất đai, môi trường theo quy định; các quy định về đầu tư xây dựng, tài chính…


Dự buổi làm việc, ông Võ Minh Thức, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên nhấn mạnh: với lượng rác thải hàng ngày trên địa bàn tỉnh Phú Yên tương đối lớn, trong khi đó, công tác xử lý rác hiện nay còn nhiều bất cập, chưa triệt để. Vì vậy, việc sớm triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải là cần thiết, đáp ứng được sự mong mỏi của các cấp chính quyền và người dân, từng bước góp phần cải thiện tình trạng rác thải ra môi trường hiện nay.


Với tiến độ dự án, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Chí Hiến giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ Nhà đầu tư giải quyết nhanh các thủ tục hành chính có liên quan, để Nhà đầu tư sớm hoàn tất các thủ tục đầu tư, nhằm đủ điều kiện khởi công dự án trước 30/8/2020 và xây dựng hoàn thành, đưa dự án vào hoạt động theo đúng tiến độ đã cam kết.


Nguồn