Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

Giải quyết tồn đọng ODA cho TP.HCM sẽ góp phần tháo gỡ chung cho cả nước

Đối với các hiệp định cho vay và gia hạn hiệp định, Phó Thủ tướng yêu cầu TP.HCM cần chủ động trong xác định các hợp đồng hết hạn, tránh việc chậm trễ
Đối với các hiệp định cho vay và gia hạn hiệp định, Phó Thủ tướng yêu cầu TP.HCM cần chủ động phát hiện các hiệp định vay sắp hết hạn, tránh tình trạng quá hạn dẫn đến treo thủ tục (ảnh: Lê Toàn)

Tại buổi làm việc của Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh với UBND Thành phố về các dự án ODA của TP.HCM diễn ra vào chiều 29/6, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM lý giải nguyên nhân chậm hiện nay là do vướng mắc từ nhiều cơ quan, nên có những dự án vốn ODA giải ngân rất chậm.


“Như dự án Metro số 1, khó khăn vướng mắc là do tổng mức đầu tư duyệt ban đầu. Chưa kể, đần đến Tết Nguyên Đán thì các nhà thầu lại bãi công, nên Thành phố phải họp thường trực ủy ban để tạm ứng vốn. Đến nay, Thành phố đã tạm ứng 5 nghìn tỷ đồng”, ông Phong nói.


Đối với tuyến metro số 2, công tác thực hiện giải phóng mặt bằng được triển khai rất thuận lợi, Thành phố đặt ra mục tiêu là tới ngày 30/6 phải xong nhưng một số địa phương vẫn còn lúng túng, Thành phố đang cố gắng hoàn tất và sau Đại hội Đảng Bộ sẽ khởi công tuyến metro số 2.


Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng nhấn mạnh, ODA là nguồn vốn rất quan trọng phục vụ cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng đất nước, tập trung chính vào các lĩnh vực như giao thông, môi trường, năng lượng, xóa đói giảm nghèo…Theo Thứ trưởng Vũ Đại Thắng, ngoài phần giao thông và năng lượng, vốn ODA tập trung rất nhiều vào phát triển đô thị như TP.HCM và Hà Nội. Trong đó, TP.HCM đã ký kết khoảng 5,8 tỷ USD vốn ODA, vay ưu đãi.


Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn ODA chiếm khoảng 10% vốn ngân sách đầu tư của thành phố. Các dự án ODA của Thành phố cũng rất hiệu quả như dự án BOT hầm Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn, kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, v.v…


“Những dự án giúp chuyển biến mạnh mẽ đô thị TP.HCM góp phần thúc đẩy đời sống phát triển kinh tế xã hội của Thành phố trong năm qua. Trong giai đoạn 2016 – 2020 có sự chuyển dịch thực hiện nhiều nghị định mới của nhà nước nên cách thức giải ngân và bố trí nguồn vốn ODA có một số vướng mắc nhất định", Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết.


Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết thêm, trong giai đọan 2018 - 2020, nguồn vốn vay mới cực kỳ hạn chế. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng kịch bản phát triển trong 5 năm và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 - 2030 thì nguồn vốn ODA, đặc biệt là nguồn vay ưu đãi rất quan trọng với sự phát triển của cả nước và địa phương như Hà Nội và TP.HCM.


“Nghị quyết 54 cũng có quy định TP.HCM tiếp cận vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi bằng cách chịu trách nhiệm, nhà nước vay và cho thành phố vay lại 100%. Theo hình thức tự vay tự trả, nhà nước sẽ là trung gian thực hiện thủ tục và TP.HCM sẽ tổ chức thực hiện dự án và trả khoản vay sau này”, Thứ trưởng Thắng nói và nhấn mạnh, với cơ chế tài chính này và các hình thức quản lý đầu tư mới khi Quốc Hội thông qua, trong giai đoạn tới, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi sẽ rất quan trọng với Thành phố để thực hiện mục tiêu phát triển trong các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng như đường sắt đô thị, đường sắt trên cao v.v…


Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, mục đích của đoàn công tác Chính Phủ là giải quyết các vướng mắc nguồn vốn ODA của TP.HCM vì trong tỷ lệ nguồn ODA cả nước, TP.HCM chiếm nhiều nhất. Việc thúc đẩy giải ngân được vốn ODA trong năm 2020 cho TP.HCM thì sẽ đóng góp vào được giải ngân vốn nói chung cho cả nước.


Đối với những vướng mắc của tuyến Metro số 1, Phó Thủ tướng cho rằng, đây là một trong những dự án quan trọng mà có thể giải ngân được trong năm 2020 nếu giải quyết được một số vấn đề thì sẽ tăng được giải ngân của Thành phố nói chung.


“Các vấn đề hiện nay đang còn vướng mắc là việc giải quyết cho chuyên gia quay trở lại. Vấn đề giải quyết nhanh, không chỉ metro số 1 mà các dự án khác thì Thành phố nên chủ động. Hiện nay chúng ta cũng có mở rồi, cho các chuyên gia cao cấp, Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi”, Phó Thủ tướng nói và nêu gợi ý, nếu các chuyên gia trong dự án này đông thì có thể giải quyết đề theo nghị cách ly tại cơ sở sản xuất, vấn đề này cũng đã giải quyết tại nhiều doanh nghiệp lớn có các chuyên gia nước ngoài.


“Thứ hai là vấn đề ghi đồng tiền Yên hay đồng tiền Việt, đây là vấn đề đã trao đổi nhiều lần, ở đây Bộ tài chính cũng có nêu là quan trọng là hiệp định vay mình ký là đồng tiền gì? Phải làm rõ nguồn cấp phát là tiền Yên hay tiền Việt để giải quyết. Một điểm nữa là việc trả lại nguồn vốn mà Thành phố đã tạm ứng, vấn đề này Bộ Tài chính cũng đang thực hiện và cố gắng hoàn thiện trong tháng 7 sắp tới”, Phó Thủ tướng nói.


Đối với vốn dư, Phó Thủ tướng cho rằng, Thành phố đưa ra vốn dư nhưng chưa quyết toán được tất cả, chưa báo cáo cụ thể sẽ thực hiện dự án nào. Về nguyên tắc, vốn dư nếu sử dụng trong khuôn khổ dự án thì có thể hoàn tòa thực hiện, nhưng ngoài dự án thì phải lập một dự án mới.


“Tính thời điểm hiện nay, Bộ Tài Chính cho rằng chưa có cơ sở đánh giá dự án này có vốn dư, đề nghị làm rõ phần quyết toán. Đây là vấn đề nằm trong Thành phố chứ không phải ở các Bộ, ngành. Nếu có vốn dư, chuyển ra cho các dự án mới thì các Bộ, ngành sẽ căn cứ vào đó để làm các thủ tục”, Phó Thủ tướng nói.


Về các hiệp định cho vay và gia hạn các hiệp định, Phó Thủ tướng cho biết, hiện nay, về nguyên tắc sẽ gia hạn các hiệp định vay nếu chưa sử dụng hết. “Thành phố phải hết sức chủ động phát hiện ra các hiệp định vay sắp hết hạn để làm thủ tục. Vấn đề khó khăn ở một số dự án về thủ tục gia hạn là làm thủ tục không kịp, dẫn đến quá thời hạn nên không kịp và dẫn đến treo lại” Phó Thủ tướng nói và yêu cầu Thành phố cần hết sức chủ động trọng việc làm hồ sơ thủ tục gia hạn các hiệp định vay.


Nguồn

Ngày 30/6: Bitcoin tiếp tục tăng gần 50 USD/BTC, top 10 đồng loạt tăng điểm



Trong top 10 loại tiền ảo đứng đầu tất cả đều tăng điểm trở lại trong ngày hôm nay. Đồng Bitcoin tăng nhẹ 0,83%, hiện được giao dịch ở mức 9.194 USD/BTC.

Tính đến 6h sáng ngày 30/6, thị trường tiền ảo có 79/100 mã tăng điểm còn lại 21 đồng tiền ảo khác giảm giá. Đồng tiền đứng đầu thị trường về giá trị vốn hóa Bitcoin tăng 0,83%, và được niêm yết với giá 9.194 USD/BTC. 

Giá Bitcoin đã vượt hẳn trên mốc 9.000 USD và hiện đang đối mặt với ngưỡng kháng cự mới ở gần mức 9.300 USD. Nếu vượt qua được, giá BTC có khả năng sẽ có đà tăng điểm tốt trong các phiên giao dịch tới. 

Cùng với Bitcoin, 10/10 loại tiền ảo đứng đầu cũng tăng điểm hôm nay. Trong đó, Ethereum tăng 1,33% đạt 227,92 USD; Tether tăng 0,08% đạt 1 USD; XPR tăng 0,36% đạt 0,1781 USD; Bitcoin Cash tăng 1,18% đạt 225,21 USD; Bitcoin SV tăng 0,02% đạt 159,42 USD; Lite Coin tăng 1,30% đạt 41,90 USD; Binance Coin tăng 0,99% đạt 15,55 USD;  Crypto.com Coin tăng 6,17% đạt 0,126 USD; EOS tăng 0,92% đạt 2,38 USD.


Đồng tiếp tục thể hiện những bước tăng vọt về giá trị, sau ngày hôm qua chứng kiến bước nhảy vọt 6,08% trở lại vị trí top 10. Thì vẫn tiếp tục giữ phong độ ấn tượng, tăng 6,17% nhảy tiếp lên vị trí top 9 thay thế vị trí của đồng EOS.

Tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền ảo đạt khoảng 262 triệu USD tăng 3 triệu USD so với ngày 29/6.
Nguồn: Coinmarketcap.
Nguồn: Coinmarketcap.

Nguồn

Foxconn muốn đầu tư 325 triệu USD xây nhà ở cho công nhân

.
.

Tập đoàn Foxconn vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng Việt Nam đề xuất việc xây dựng 3 dự án nhà ở xã hội tại Bắc Giang, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc để giải quyết nhu cầu cấp bách về nhà ở cho công nhân.


Cụ thể, dự án thứ nhất mà Foxconn đề xuất là Dự án nhà ở xã hội Golden Park tại xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Dự án này do Công ty TNHH MTV Công trình Kim Xương Trí đầu tư, quy mô sử dụng đất 6,3 ha, vốn đầu tư khoảng 2.900 tỷ đồng (tương đương 125,8 triệu USD).


Dự án thứ hai là Dự án nhà ở xã hội Vân Trung, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Dự án do Công ty TNHH Fugiang đầu tư (chủ đầu tư hạ tầng KCN Vân Trung), quy mô sử dụng đất 16,7ha, tổng vốn đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng (tương đương 150 triệu USD).


Và dự án thứ ba là Dự án Khu nhà ở công nhân và công trình dịch vụ công cộng Phoenix Town. Dự án do Công ty TNHH Fuchuan (chủ đầu tư hạ tầng KCN Bình Xuyên II) đầu tư gần KCN Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, rộng 9,9ha, vốn đầu tư hơn 1.060 tỷ đồng (gần 50 triệu USD).


Cả 3 dự án nhà ở xã hội này đều gắn với 3 KCN mà các công ty con của Foxconn đã rót vốn đầu tư, đó là KCN Quế Võ, KCN Vân Trung và KCN Bình Xuyên. 


Việc Foxconn, doanh nghiệp chuyên gia công sản phẩm cho các hãng công nghệ lớn, trong đó có Apple xây dựng 3 khu nhà ở cho công nhân là dấu hiệu cho thấy, tập đoàn này đang tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam.


Thông tin này cũng góp phần củng cố thêm những đồn đoán gần đây cho rằng, Apple đang lên kế hoạch dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam.


Foxconn bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 2007, với các dự án quy mô nhỏ tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. Đến năm 2019, tập đoàn này đã mở rộng đầu tư tại Quảng Ninh và quyết định đầu tư quy mô lớn tại Bắc Giang.


Thông tin từ Foxconn cho biết, doanh thu xuất khẩu của Foxconn tại Việt Nam trong năm 2019 đạt 3 tỷ USD, và dự kiến sẽ tăng lên 6 tỷ USD trong năm nay.


Foxconn hiện đang sử dụng khoảng 50.000 lao động Việt Nam, với mức lương chi trả người lao động bình quân từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng.


Ngoài các dự án này, và hai dự án hạ tầng KCN Vân Trung và Bình Xuyên, trong văn bản gửi Chính phủ Việt Nam, Foxconn cho biết, đang đề xuất đầu tư thêm một KCN quy mô 600 ha tại Bắc Giang, đồng thời tiếp tục mở rộng KCN Bình Xuyên 2 giai đoạn II tỉnh Vĩnh Phúc, quy mô 70 ha.


Cùng với việc đề xuất xây 3 dự án nói trên, trong văn bản gửi tới các cơ quan chức năng Việt Nam, Foxconn đã đề xuất cho doanh nghiệp sản xuất trong các KCN có thể đại diện cho người lao động đứng ra thuê, mua nhà ở xã hội để cho công nhân ở.


Foxconn cũng đề nghị làm rõ các ưu đãi trong cơ chế khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân mà doanh nghiệp được hưởng, bao gồm cả thủ tục hồ sơ liên quan đến miễn tiền sử dụng đất.


Theo Foxconn, hiện nay, thủ tục miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất còn nhiều bất cập, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.


Bên cạnh đó, Foxconn cũng kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy định tại Nghị định 123/2017/NĐ-CP là trong vòng 20 ngày kể từ ngày được giao đất, doanh nghiệp phải có danh sách người lao động mua nhà mới được hưởng các ưu đãi đất đai.


Theo Foxconn, việc yêu cầu có danh sách người lao động được bố trí nhà ở trong vòng 20 ngày kể từ khi có quyết định giao đất là không hợp lý, chưa thực tế, làm khó doanh nghiệp, thậm chí là không khả thi.


Nguồn

Quảng Nam thúc tiến độ các dự án trọng điểm


Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa công bố kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hồ Quang Bửu trong việc đôn đốc tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Núi Thành.


Cụ thể, Dự án Khu công nghiệp Thaco Chu Lai tại xã Tam Anh Nam (huyện Núi Thành) do Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) làm chủ đầu tư, theo kế hoạch tháng 6/2020 UBND huyện Núi Thành sẽ bàn giao mặt bằng sạch cả 2 giai đoạn với diện tích 451 ha, nhưng thời điểm này công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ, buộc dự án phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư.


Ông Hồ Quang Bửu nhấn mạnh, đây là dự án trọng điểm, phục vụ phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao của tỉnh và trước hết là cho địa bàn huyện Núi Thành. Vì vậy yêu cầu cả hệ thống chính trị của huyện Núi Thành phải vào cuộc, tiếp tục đẩy mạnh truyền thông cho cán bộ và nhân dân được biết để tạo sự đồng thuận trong triển khai Dự án; phấn đấu trong năm 2020 đạt mục tiêu giải phóng mặt bằng sạch 200 ha/451 ha.

Dự án Khu công nghiệp Thaco Chu Lai đang chậm bàn giao mặt bằng.
Dự án Khu công nghiệp Thaco Chu Lai đang chậm bàn giao mặt bằng.

Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam giao huyện Núi Thành chỉ đạo xử lý dứt điểm 453 trường hợp xây dựng để chờ nhận tiền đền bù, xây dựng trên đất sản xuất nông, lâm nghiệp trái phép; xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời phải sớm hoàn thành các dự án tái định cư.


Ngoài ra, ông Hồ Quang Bửu cũng yêu cầu đẩy nhanh thực hiện Dự án Cảng cá Tam Quang. Đây là cảng cá loại 1, thu hút tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh và các tỉnh lân cận; làm đầu mối tập trung và phân phối hàng thủy sản khu vực miền Trung, cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá; là động lực để phát triển ngành thủy sản và kinh tế - xã hội của tỉnh.


Đặc biệt, đây là 1 trong 14 công trình trọng điểm của tỉnh phải hoàn thành trong tháng 9/2020chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 22. Vì vậy huyện Núi Thành cần khẩn trương hoàn thành thủ tục thu hồi đất của 11 hộ nhân dân có đất bị thu hồi và thực hiện bồi thường, bàn giao mặt bằng trong tháng 6/2020.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quang Nam, kiểm tra thực tế các Dự án trọng điểm tại huyện Núi Thành.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quang Nam Hồ Quang Bửu kiểm tra thực tế các dự án trọng điểm tại huyện Núi Thành.

Liên quan đến Dự án Chống xói lở khẩn cấp và bảo vệ bờ biển xã đảo Tam Hải, ông Hồ Quang Bửu giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thành và trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 7/2020, bảo đảm khởi công trong quý IV/2020.


Đây là dự án đa mục tiêu, vừa bảo vệ an toàn chống sạt lở cho khu dân cư và đất sản xuất của 309 hộ nhân dân, vừa kết hợp phục vụ neo đậu tàu thuyền, kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh.


Nguồn

Đề xuất đầu tư 6.660 tỷ đồng xây 16 km đường vành đai 3 Tp.HCM đoạn đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch

Bản đồ Dự án thành phần 2 (đoạn 2A, 2B) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch
Bản đồ Dự án thành phần 2 (đoạn 2A, 2B) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư  xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề xuất dự án thành phần 2 của Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 Tp.HCM sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc.


Dự án thành phần 2 có chiều dài khoảng 16,57 km, gồm đoạn 2A và 2B. Trong đó, đoạn 2A (Km0 - Km5+000) dài khoảng 5km, thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, có điểm đầu tuyến giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, điểm cuối tuyến giao với Tỉnh lộ 25B. Đoạn 2B (Km 16+826 - Km28+383) dài khoảng 11,57km (trong đó chiều dài tuyến thuộc địa phận Tp.HCM  khoảng 9,17km và địa phận tỉnh Bình Dương khoảng 2,4km) với điểm đầu tuyến giao với đường Lê Văn Việt, quận 9, Tp.HCM và kết thúc tại điểm đấu nối với đường Mỹ Phước – Tân Vạn thuộc địa phận tỉnh Bình Dương.


Các đoạn 2A và 2B được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn tương đương với đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt đường bê tông nhựa cấp cao A1, bề rộng mặt cắt ngang đáp ứng 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ với bề rộng nền đường từ 20,5m - 26m.


Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.660,44 tỷ đồng, tương đương 284,88 triệu USD, trong đó, vốn vay ODA Hàn Quốc thông qua Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) với giá trị khoảng 116 triệu USD, tương đương khoảng 2.585,50 tỷ đồng cho chi phí xây dựng, thiết bị, thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công và chi phí dự phòng, phần còn lại là vốn của Chính phủ Việt Nam.


Thời gian thực hiện Dự án là 5 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực (dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025).


Được biết, Bộ GTVT đang khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án dự kiến trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, bao gồm cả các dự án dự kiến đề xuất vay vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng trong thời gian tới.


Theo đó, Bộ GTVT xác định sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, có tác động lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế như: Hệ thống các trục đường cao tốc, đường vành đai đô thị…, trong đó, có đường Vành đai 3 Tp.HCM.


Trong số các dự án tại Tp.HCM, đường Vành đai 3 đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối giao thông khu vực vành đai thành phố với các tỉnh lân cận, qua đó giúp phân luồng từ xa, hạn chế phương tiện giao thông đi qua khu vực đô thị, góp phần giảm ùn tắc giao thông cho Tp.HCM.


Do đó, ngoài đoạn Mỹ Phước – Tân Vạn đã được tỉnh Bình Dương đầu tư, hiện nay Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang thực hiện đầu tư Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành và Bộ GTVT đang chuẩn bị đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1. Các đoạn còn lại như Bình Chuẩn – Quốc lộ 22, Quốc lộ 22 – Bến Lức cũng đang được Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất giải pháp đầu tư cho phù hợp.


Đối với Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 có tổng chiều dài là 34,28 km, Bộ GTVT đang chuẩn bị đầu tư Dự án thành phần 1 (gồm 1A và 1B) với chiều dài 17,71 km. Hiện nay, Dự án thành phần 1A đang chuẩn bị ký Hiệp định vay vốn với Hàn Quốc và hành động trước đấu thầu lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật; Dự án thành phần 1B đầu tư theo hình thức PPP loại hợp đồng BOT, hiện đã hoàn thành sơ tuyển nhà đầu tư và đang lập hồ sơ mời thầu nhà đầu tư.


 


Nguồn

Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

Bình đồ tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ trong mối tương quan với tuyến cao tốc Tp.HCM - Cần Thơ.
Bình đồ tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ trong mối tương quan với tuyến cao tốc Tp.HCM - Cần Thơ.

Hôm nay (16/6), Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 839/QĐ – TTg phê duyệt chủ trương đầu tưDự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận  - Cần Thơ, giai đoạn 1.


Theo đó, Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 22,97 km (địa phận tỉnh Vĩnh Long dài 12,52 km, tỉnh Đồng Tháp dài 10,45 km); điểm đầu tại Km107+363,08 kết nối với cầu Mỹ Thuận 2 thuộc địa phận thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; điểm cuối tại Km130+337 (nút giao Chà Và, kết nối với Quốc lộ 1 hiện hữu) thuộc địa phận thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.Tuyết đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100km/h; mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 6 làn xe; mặt cắt ngang giai đoạn 1, phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường rộng17 m, vận tốc thiết kế 80km/h.


Dự án được triển khai theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư là 4.827,32 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách Trung ương, trong đó vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 932 tỷ đồng, vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 3.895,32 tỷ đồng.


Dự kiến công trình được khởi công năm 2020, cơ bản hoàn thành năm 2022, hoàn thành toàn bộ dự án (giai đoạn 1) trong năm 2023.


Thủ tướng giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm toàn diện về các thông tin, số liệu trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, cũng như các thông tin báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, bảo đảm tính khả thi của Dự án va cân đối, bố trí đủ vốn để triển khai đầu tư Dự án theo ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.


Được biết, đường cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đến Cần Thơ là một bộ phận của trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết trong đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông. Đây là trục đường có lưu lượng xe lớn vào bậc nhất trong các trục đường chính trên toàn quốc, trong đó, đoạn TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đã được sử dụng từ  tháng 2 năm 2010; đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận đang được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT dự kiến đưa vào sử dụng năm 2021; cầu Mỹ Thuận 2 đang được triển khai xây dựng bằng vốn trái phiếu Chính phủ dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2023. Do vậy việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ theo quy hoạch đã phê duyệt là hết sức cần thiết và cấp bách.


Dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 theo hình thức đối tác công tư (PPP) năm 2017 và phê duyệt điều chỉnh tại vào tháng 10/2019.


Tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chuyển đổi hình thức đầu tư dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1 sang hình thức đầu tư công để sớm triển khai thực hiện dự án nhằm phát triển hiệu quả đầu tư toàn tuyến cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đến TP. Cần Thơ.Việc hình thành trục cao tốc sẽ tạo ra động lực lớn thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế -xã hội của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.


Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đồng ý Dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ được áp dụng cơ chế của Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Thực hiện Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 12/11/2017 của Quốc hội về việc nghiên cứu phương án thu hồi vốn Nhà nước đầu tư dự án đầu tư công, Bộ GTVT dự kiến áp dụng hình thức chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công, đảm bảo phù hợp với quy định tại Mục 4, Điều 7, Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017 và các quy định của pháp luật có liên quan.


Cụ thể, chủ đầu tư sẽ  lập thành dự án riêng để tiếp tục đầu tư các hạng mục phục vụ quản lý, khai thác (nhà điều hành, trạm thu phí,...) và tổ chức thu phí sử dụng đường bộ như đối các dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Dự kiến đơn vị được nhượng quyền thu phí sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục phục vụ quản lý, khai thác và thu phí; khoảng  12 năm sẽ thu hồi tổng số vốn đã đầu tư cho Dự án.


Nguồn

Phú Yên: 230 tỷ đồng đầu tư nhà máy xử lý rác thải


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Nguyễn Chí Hiến chủ trì vừa có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam về dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Tuy Hòa.


Nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Tuy Hòa được đảm nhiệm do công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ T-TECH, UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 5/2017 và điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 6/2019.


Dự án được triển khai tại xã Hòa Kiến và An Phú, thành phố Tuy Hòa trên diện tích 10ha, có công suất 240 tấn/ngày đêm, tổng mức đầu tư trên 263 tỉ đồng. Đến nay, các thủ tục về đất đai thuận lợi, không phải bồi thường GPMB, các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật tại khu vực đầu tư dự án cũng được đáp ứng tốt…


Trên cơ sở trình bày của Nhà đầu tư về tình hình thực hiện các công việc để chuẩn bị đầu tư Dự án, đại diện các sở, ngành, địa phương đã trao đổi, thảo luận và thống nhất cao việc triển khai dự án Nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Tuy Hòa; đồng thời đóng góp một số ý kiến để triển khai thực hiện dự án thuận lợi, trong đó có các nội dung liên quan đến việc hoàn thành thủ tục đất đai, môi trường theo quy định; các quy định về đầu tư xây dựng, tài chính…


Dự buổi làm việc, ông Võ Minh Thức, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên nhấn mạnh: với lượng rác thải hàng ngày trên địa bàn tỉnh Phú Yên tương đối lớn, trong khi đó, công tác xử lý rác hiện nay còn nhiều bất cập, chưa triệt để. Vì vậy, việc sớm triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải là cần thiết, đáp ứng được sự mong mỏi của các cấp chính quyền và người dân, từng bước góp phần cải thiện tình trạng rác thải ra môi trường hiện nay.


Với tiến độ dự án, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Chí Hiến giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ Nhà đầu tư giải quyết nhanh các thủ tục hành chính có liên quan, để Nhà đầu tư sớm hoàn tất các thủ tục đầu tư, nhằm đủ điều kiện khởi công dự án trước 30/8/2020 và xây dựng hoàn thành, đưa dự án vào hoạt động theo đúng tiến độ đã cam kết.


Nguồn

Dự án có quy mô vốn từ 10.000 tỷ đồng trở lên có phải trình Thủ tướng?

.
Phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội về dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) .

323 đại biểu đồng ý bỏ quy định dự án có quy mô vốn từ 10.000 tỷ đồng trở lên phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại khoản 2 Điều 31 tại Dự thảo Luật Đầu tư.


Như Báo Đầu tư Online đưa tin, ngày 15/6, Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về 2 phương án đối với quy định tại khoản 2 Điều 31 của Dự thảo Luật Đầu tư còn có ý kiến khác nhau.


Phương án 1: Bỏ quy định dự án có quy mô vốn từ 10.000 tỷ đồng trở lên phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại khoản 2 Điều 31.


Phương án 2: Giữ quy định dự án có quy mô vốn từ 10.000 tỷ đồng trở lên phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại khoản 2 Điều 31.


Tính đến 17h ngày 15/6/2020, Ban Thư ký đã nhận lại được 381 phiếu xin ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.


Kết quả, 323/381 đại biểu (chiếm 84,78%) chọn phương án 1, 57/381 đại biểu (chiếm 14,96%) tán thành phương án 2. Có 1 vị không chọn phương án nào và 10 vị có ý kiến khác.


Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (cơ quan thẩm tra dự án luật) Vũ Hồng Thanh cho biết, quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là bỏ quy định dự án có quy mô vốn từ 10.000 tỷ đồng trở lên phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư vì vốn là của tư nhân, Nhà nước quản quy hoạch và môi trường, quản nhiều điều kiện khác rồi, không cần quản thêm điều kiện này.


Theo nghị trình kỳ họp thứ 9, chiều 17/6 Quốc hội sẽ bấm nút biểu quyết Luật Đầu tư (sửa đổi).


Nguồn

Đề xuất đầu tư Khu công nghệ cao Techno Park sát cạnh sân bay Long Thành

Dự án Khu công nghệ cao Techno Park Việt Nam - Hàn Quốc có vốn đầu tư đăng ký 150 triệu USD, diện tích đất sử dụng khoảng 300 ha.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, PGS-TS. Lê Hoài Quốc, đại diện Công ty cổ phần liên doanh Techno Park Việt Nam - Hàn Quốc cho biết, doanh nghiệp này đã đề xuất với chính quyền tỉnh Đồng Nai việc đầu tư, xây dựng Dự án Khu công nghệ cao Techno Park Việt Nam - Hàn Quốc (VKTP). Dự án có vốn đầu tư đăng ký 150 triệu USD, diện tích đất sử dụng khoảng 300 ha, gần Sân bay quốc tế Long Thành và không xa cảng sông, cảng biển để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, cung ứng và xuất, nhập khẩu hàng hóa.


“Khu Techno Park đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo mô hình đổi mới sáng tạo đi từ nghiên cứu - phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao đến khởi nghiệp tạo ra sản phẩm công nghệ cao cạnh tranh toàn cầu. Đồng thời, đây là khu sản xuất những sản phẩm công nghệ cao đạt chuẩn quốc tế, đem lại giá trị gia tăng cao”, ông Quốc thông tin.


Theo ông Quốc, cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, mô hình Techno Park đã ra đời tại Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hiệu quả cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là những doanh nghiệp khởi nghiệp từ phát triển công nghệ mới. Từ thành công của 6 Techno Park đầu tiên, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục nhân rộng số lượng, đến nay đã tăng lên gấp ba lần, rải đều ở các thành phố và đô thị trung tâm.


Mô hình này đem lại 2 chức năng nổi bật cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. Đó là trở thành một tổ chức độc lập trung gian để kết nối các bên liên quan trong mối quan hệ cộng sinh giữa trường đại học, nhà sản xuất và Chính phủ; thực hiện dịch vụ tư vấn, hỗ trợ một cửa cho doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp được nhanh chóng tư vấn hoặc hỗ trợ mọi điều kiện cần thiết, từ hệ thống hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ R&D, hỗ trợ đào tạo kiến thức kinh doanh, makerting… cho tới các cơ chế, chính sách quy định của Nhà nước, đặc biệt là các gói hỗ trợ của Chính phủ mà doanh nghiệp cần biết.


Đại diện VKTP cho biết, khu Techno Park đầu tiên tại Việt Nam sẽ được đầu tư các khu chức năng như: trung tâm R&D với các phòng thí nghiệm và kiểm định dùng chung; trung tâm đào tạo nhân lực; trung tâm đổi mới sáng tạo và ươm tạo công nghệ cao; khu sản xuất sản phẩm công nghệ cao; các khu dịch vụ và giải trí phục vụ cho cộng đồng hoạt động trong nội khu… Dự án sẽ có 3 giai đoạn, tỷ lệ xây dựng là 60%, dự kiến thu hút từ 2-3 tỷ USD trong khoảng 6-9 năm đi vào hoạt động, giá trị sản xuất/xuất khẩu lũy kế sau 10 năm dự kiến trên 20 tỷ USD…


Một trong những mục tiêu của Dự án là xây dựng trung tâm ươm tạo công nghệ cao, giúp hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao, tiên tiến của nước ngoài

Về xúc tiến đầu tư, Dự án sẽ thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao của Hàn Quốc và quốc tế, cũng như doanh nghiệp Việt Nam, tập trung vào 4 lĩnh vực công nghệ định hình của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bao gồm: lĩnh vực mở rộng công nghệ số (công nghệ điện toán mới, vi mạch, bán dẫn và MEMS, blockchain và các công nghệ sổ cái phân tán…); lĩnh vực cải tạo thế giới vật chất (trí tuệ nhân tạo và robot, vật liệu tiên tiến, công nghệ sản xuất đắp dần và in ấn đa chiều; thiết bị bay không người lái); lĩnh vực khoa học sự sống và thay đổi con người (công nghệ sinh học, công nghệ thần kinh); lĩnh vực tích hợp môi trường (thu hút, lưu trữ và chuyển đổi năng lượng, can thiệp khí hậu, công nghệ không gian)…


“Khu công nghệ cao Techno Park đầu tiên tại Việt Nam hướng tới đạt trình độ phát triển tương đương các khu Techno Park hàng đầu của Hàn Quốc”, đại diện VKTP nói về mục tiêu của Dự án.


Được biết, liên doanh Techno Park Việt Nam - Hàn Quốc được thành lập bởi sự góp vốn của Hội Tự động hóa TP.HCM, Hội Khoa học công nghiệp robot Việt Nam và đối tác phía Hàn Quốc là Hiệp hội Robot Hàn Quốc.


Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhìn nhận, Dự án phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh. Một trong những mục tiêu của Dự án là xây dựng trung tâm ươm tạo công nghệ cao, giúp hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao, tiên tiến của nước ngoài cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam.


Mới đây, UBND huyện Long Thành đã có văn bản báo cáo kết quả rà soát vị trí đề xuất Dự án Khu công nghệ cao Techno Park. Theo đó, diện tích dành cho Dự án khoảng 280 ha, cách Cảng hàng không quốc tế Long Thành khoảng 5 km, trong khu vực được định hướng phát triển quy hoạch mới khu công nghiệp tập trung… Ngành chức năng đang tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền bổ sung Dự án vào quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.


Nguồn

Bổ sung cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang vào quy hoạch đường cao tốc Việt Nam

Cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang sẽ cách Quốc lộ 26 về phía nam từ 4 đến 6km.
Cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang sẽ cách Quốc lộ 26 về phía nam từ 4 đến 6km.

Bộ GTVT vừa có công văn chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu đề xuất của UBND tỉnh Đắk Lắk - UBND tỉnh Khánh Hòa tại văn bản nêu trên để cập nhật vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trường hợp có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Bộ GTVT xem xét, giải quyết, bảo đảm tiến độ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch trong tháng 12/2020.


Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được yêu cầu chỉ đạo Tư vấn phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa trong quá trình xem xét, lựa chọn phương án quy hoạch đảm bảo phù hợp định hướng phát triển mạng lưới giao thông khu vực; tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải đường bộ kết nối khu vực duyên hải miền Trung với Tây Nguyên; hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh khu vực; quy mô phù hợp với nhu cầu vận tải, điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu tận dụng các số liệu và các kết quả nghiên cứu của địa phương, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.


Lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk - UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, xem xét, bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang vào quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của các địa phương.


Trước đó, Chủ tịch UBND 2 tỉnh: Đăk Lak và Khánh Hòa đã đồng ký công văn đề nghị Bộ GTVT xem xét đề nghị bổ sung tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang vào quy hoạch triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam.


Cụ thể, hai địa phương đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về GTVT xem xét chọn 2 hướng tuyến đầu tư cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang với chiều dài mỗi phương án là từ 100 – 110 km, được quy hoạch theo quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h; tổng mức đầu tư xây dựng vào khoảng 27.000 tỷ đồng. Việc đầu tư tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang được phân kỳ theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (2021 – 2026) sẽ đầu tư theo tiêu chuẩn cao tốc 4 làn hạn chế, vận tốc 80 km/h; sau năm 2040 sẽ đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường đạt quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h.


Việc bổ sung tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang sẽ giúp địa phương và các cơ quan quản lý có đủ cơ sở pháp lý để triển khai các bước tiếp theo như lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; kêu gọi, huy động vốn xây dựng công trình.


Nguồn

Ì ạch tiến độ triển khai tuyến vành đai 4 vùng Thủ đô

Tuyến đường vành đai 3 Hà Nội đã mãn tải, thường xuyên ùn tắc kéo dài vào những dịp cuối tuần.
Tuyến đường vành đai 3 Hà Nội đã mãn tải, thường xuyên ùn tắc kéo dài vào những dịp cuối tuần.

“Tiến độ đầu tư các tuyến vành đai vùng không đáp ứng yêu cầu của quy hoạch nên hiện nay nhiều tuyến đường đô thị phải đảm nhận chức năng đường đô thị vừa là tuyến đường đối ngoại cho các phương tiện vận tải của các tỉnh xung quanh quá cảnh đi qua, dẫn đến ùn tắc giao thông như đường vành đai 3 - TP Hà Nội”, đây là đánh giá của Bộ GTVT trong báo cáo về triển khai đầu tư hệ thống đường vành đai vùng Thủ đô vừa được gửi tới Thủ tướng Chính phủ.


Trước đó, vào tháng 7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1278/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4, chiều dài 98 km, quy mô cao tốc 6 làn xe, tiến độ xây dựng trước năm 2020, kinh phí đầu tư khoảng 66.500 tỷ đồng.


Nguồn vốn đầu tư được xác định từ vốn ngân sách nhà nước, ODA, từ khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường đi qua. Các tuyến vành đai được tách thành các dự án độc lập theo từng địa phương. UBND các tỉnh/thành phố lập dự án, huy động nguồn vốn để đầu tư và là cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đầu tư theo hình thức PPP. Yêu cầu được Thủ tướng đặt ra là hoàn thành đầu tư thông tuyến trước năm 2020.


Mặc dù được đánh giá là rất cấp bách, nhưng đến nay, mới chỉ có TP Hà Nội lập đề xuất đầu tư các dự án thành phần theo hình thức BT nhưng chưa phê duyệt đề xuất đầu tư (dài 53,52km); các đoạn tuyến còn lại qua tỉnh Hưng Yên (19km), tỉnh Bắc Ninh (21km) chưa lập đề xuất đầu tư dự án.


Cụ thể, hiện UBND Tp. Hà Nội mới chỉ đang tiến hành xem xét hồ sơ đề xuất 3 Dự án đầu tư theo hình thức PPP của một số nhà đầu tư trong nước gồm: đoạn từ cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Quốc lộ 32 – cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dài 34 km, có tổng mức đầu tư 16.277 tỷ đồng của Tập đoàn T&T; đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài 13,9km, có tổng mức đầu tư 9.800 tỷ đồng của liên danh Phương Thành – Nguyên Minh; cầu Hồng Hà và đường dẫn dài 6 km, tổng mức đầu tư 9.876 tỷ đồng của Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn.


Nguyên nhân đầu tư tuyến vành đai 4 vùng Thủ đô chậm, theo Bộ GTVT, là khả năng huy động nguồn lực của các địa phương khó khăn, trong khi tổng mức đầu tư các dự án lớn, nguồn lực từ khai thác quỹ đất ngày càng khó khăn, điều kiện thủ tục đầu tư các dự án theo hình thức BT đổi đất lấy hạ tầng phức tạp, không khả thi đối với các địa phương ngoài thủ đô Hà Nội.


Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa chủ động, chưa quan tâm trong việc huy động nguồn lực để đầu tư do đến thời điểm hiện nay vẫn chưa triển khai lập chủ trương đầu tư, đề xuất dự án đầu tư làm cơ sở xác định, huy động nguồn lực đầu tư; các địa phương chủ yếu tập trung hạ tầng thiết yếu cho giao thông nội tỉnh/thành phố, chưa chú trọng đến giao thông kết nối vùng và phối hợp đầu tư giao thông vùng để đảm bảo tính đồng bộ, phát huy hiệu quả đầu tư chung của tuyến đường.


Theo Bộ GTVT hiện nhu cầu đầu tư đường vành đai 4 – vùng thủ đô đã rất cấp bách, để bảo đảm tính đồng bộ, sớm hình thành kết cấu hạ tầng hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển đô thị, giải quyết ách tắc tai nạn giao thông.


Để đẩy nhanh tiến độ triển khai các tuyến vành đai Hà Nội và Tp.HCM, trong đó có vành đai 4 – vùng Thủ đô, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng giao Bộ này chủ trì triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (mỗi vành đai vùng là 1 dự án quan trọng quốc gia). Trên cơ sở đó, Bộ GTVT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện đầu tư.


Nguồn

Quảng Nam xem xét thu hồi dự án nghìn tỷ Thành phố giáo dục quốc tế Nam Hội An


UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn về việc rà soát hồ sơ, tiến độ thực hiện dự án “Thành phố giáo dục quốc tế Nam Hội An” của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nguyễn Hoàng.


Công văn nêu rõ, sau khi xem xét đề xuất của Sở KH&ĐT và theo thống nhất của Chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh tại cuộc họp giao ban ngày 22/6/2020, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam giao Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan rà soát lại các căn cứ pháp lý để xem xét, xử lý thu hồi dự án theo đúng quy định, đánh giá tác động ảnh hưởng của việc thu hồi dự án và các vấn đề khác có liên quan; tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, thông qua để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến chỉ đạo thực hiện.


Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các Sở TN&MT, KH&ĐT, Sở Xây dựng phối hợp với các ngành, địa phương khẩn trương rà soát lại hồ sơ, thủ tục liên quan đến đầu tư và đất đai của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo Luật Đầu tư và các văn bản hiện hành có liên quan; báo cáo, tham mưu UBND tỉnh trước ngày 15/7/2020 để xem xét, giải quyết các tồn tại, vướng mắc; trường hợp cần thiết đề xuất xử lý thu hồi dự án theo quy định.

Vùng Đông Quảng Nam nơi Công ty Nguyễn Hoàng đăng ký đầu tư Dự án “Thành phố giáo dục quốc tế Nam Hội An.
Vùng Đông Quảng Nam nơi Công ty Nguyễn Hoàng đăng ký đầu tư dự án “Thành phố giáo dục quốc tế Nam Hội An.

Năm 2018, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư dự án Thành phố giáo dục quốc tế Nam Hội An, tại các xã Bình Minh, Bình Dương và Bình Đào (huyện Thăng Bình), dự án này có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, trên diện tích 41ha, quy mô 12.000 học sinh/năm.


Tiến độ thực hiện dự án theo cam kết của nhà đầu tư là năm 2018 sẽ lập thủ tục đầu tư, năm 2019 khởi công xây dựng các khối đại học và cấp 3, đến tháng 6/2020 đưa dự án vào hoạt động. Tuy nhiên đến nay chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nguyễn Hoàng vẫn không hoàn thành tiến độ dự án như cam kết.


Theo Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nguyễn Hoàng đã liên tục trì hoãn khởi công dự án, chậm thực hiện một số thủ tục liên quan về đầu tư, cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên tiến độ dự án không đảm bảo như cam kết.


Vì vậy Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị UBND tỉnh thống nhất chủ trương chấm dứt hoạt động dự án Thành phố giáo dục quốc tế Nam Hội An, theo điểm g, Điều 48 Luật Đầu tư. Và vi phạm các cột mộc thời gian thực hiện dự án theo bản cam kết mà Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nguyễn Hoàng đã ký với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam.


Nguồn

Làm thế nào để doanh nghiệp FDI "định cư" tại Hà Nội?

.
.

Hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp du lịch         


Ông Kim Han Yong, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham)


Cả thế giới bị chuỗi hệ lụy do Covid-19. Sống và làm việc tại Việt Nam, tôi cảm nhận rõ sự khó khăn của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này, đặc biệt là đối với ngành hàng không, du lịch.


Tôi đánh giá cao Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng trong công tác phòng chống Covid-19, minh bạch thông tin về tình hình dịch và đã sớm khống chế được dịch. Do ảnh hưởng của dịch, Việt Nam đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất như cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại, gia hạn nộp thuế. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc còn gặp khó khăn. Vì vậy, tôi mong muốn Việt Nam và Hà Nội có sự hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa, đặc biệt là doanh nghiệp ngành du lịch.


Hiện nay, nhu cầu của doanh nghiệp, chuyên gia, nhà quản lý nhập cảnh vào Việt Nam rất lớn. Việt Nam nên sớm cấp visa và mở đường bay quốc tế trở lại bình thường. Hàn Quốc có thể hỗ trợ Việt Nam về việc chuyển đổi kỹ thuật số để Việt Nam trở thành xã hội kỹ thuật số; đồng thời doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn chung tay, đóng góp vào sự phát triển của Hà Nội.


Nên tập trung phát triển các khu công nghiệp hiện đại     


Bà Virginia B. Foote, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham)


Để thu hút đầu tư hiệu quả hơn, Hà Nội nên tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là xây dựng hệ thống thuế, kiểm toán tốt hơn. Đặc biệt, Hà Nội nên tập trung đầu tư thêm kết hợp với cải tạo, nâng cấp để có nhiều khu công nghiệp hiện đại, có đủ hạ tầng, dịch vụ hậu cần chu đáo cho các nhà đầu tư.


Chúng tôi tin tưởng, với sự nỗ lực của Thành phố, cùng xu hướng tăng cường hợp tác ngày càng mạnh mẽ của Chính phủ 2 nước Việt Nam và Hoa Kỳ, Hà Nội sẽ ngày càng thu hút được mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư và phát triển.


Hướng tới thương mại bền vững và thu hút FDI chất lượng cao


Bà Elsbeth Akkerman, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam


Yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là cần đảm bảo mọi hoạt động thương mại và thông thương được phục hồi. Ngoài ra, tiếp tục hướng tới thương mại bền vững và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao.


Hà Lan là một quốc gia đầu tư và thương mại hàng đầu thế giới, tôi biết rằng, nhiều công ty Hà Lan đang mong muốn được tăng cường thương mại hợp tác với Hà Nội. Tôi thấy Hà Nội và Hà Lan có nhiều điểm chung,


Lãnh đạo Hà Nội mong muốn phát triển sân bay, giao thông nội địa và trở thành trung tâm logistics, giáo dục và chất lượng nhân lực. Những điều các bạn đang hướng tới cũng tương đồng với 3 cột trụ trong phát triển kinh tế của Hà Lan và sẽ rất tuyệt vời nếu chúng ta có thể cùng hợp tác.


Hà Nội có thể thành lập đơn vị chuyên trách để phát triển các dự án PPP


Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam


Mặc dù Covid-19 gây ra hậu quả lớn, nhưng lại mang đến cơ hội cho Hà Nội, bởi đây là địa phương khống chế được Covid-19, trở thành điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư đa quốc gia dịch chuyển cơ sở sản xuất.


Sự dịch chuyển hướng tới đa dạng hóa sản xuất của các công ty đa quốc gia, mang đến cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.


Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để biến thành hiện thực. Để thu hút đầu tư, Hà Nội cần xây dựng chính sách khuyến khích FDI thông qua việc cải cách hành chính và đào tạo nhân lực có đủ  kiến thức và kỹ năng.


Hà Nội có thể thành lập đơn vị chuyên trách để phát triển các dự án PPP trong lĩnh vực hạ tầng đô thị và WB luôn sát cánh hỗ trợ Hà Nội phát triển mạnh hơn.


Cần sản xuất sản phẩm có giá trị thặng dư cao   


Ông Kyle F. Kelhofer, Giám đốc quốc gia cấp cao khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC)


Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng có nhiều lợi thế chiến lược quan trọng, như mức độ cao về hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực và chi phí hợp lý, cũng như sự ổn định về môi trường chính trị. Việt Nam cần tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và tập trung hướng tới mục tiêu sản xuất những sản phẩm có giá trị thặng dư cao.


Các bạn nên tập trung vào những hoạt động về nghiên cứu và phát triển (R&D), chú trọng vào các ngành phụ trợ và học tập cách thức các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc.


Nguồn

Khu công nghệ cao Đà Nẵng đón dòng vốn dịch chuyển


Dịch chuyển đến Việt Nam


Hãng thông tấn Nikkei (Nhật Bản) mới đây thông tin, 3 đến 4 triệu chiếc AirPods, tương đương khoảng 30% tổng sản lượng AirPods trên toàn thế giới, sẽ được sản xuất tại Việt Nam. Apple gần đây liên tục tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam, làm dấy lên khả năng hãng này mở nhà máy tại Việt Nam. Apple cũng đang tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực hoạt động chuỗi cung ứng tại Việt Nam.


Không chỉ có Apple, nhiều gã khổng lồ khác về công nghệ như Google và Microsoft cũng đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Một số doanh nghiệp lớn như Amazon và Home Depot bắt đầu tuyển dụng, tìm kiếm chuỗi cung ứng, coi Việt Nam là một trong những điểm đến bên cạnh các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia.

Nhà xưởng công nghệ cao của Công ty cổ phần Long Hậu đầu tư xây dựng tại Khu CNC Đà Nẵng.
Nhà xưởng công nghệ cao Long Hậu được đầu tư xây dựng tại Khu CNC Đà Nẵng.

Theo ông Adam Boehler, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển tài chính quốc tế Mỹ (DFC) cho biết, cơ quan này quan tâm hỗ trợ các dự án phát triển tại khu vực tiểu vùng Mekong, cũng như các dự án sản xuất các sản phẩm chiến lược trong chuỗi cung ứng của Mỹ.


Trong định hướng đó, DFC luôn coi trọng và xác định Việt Nam là đối tác ưu tiên trong các dự án tại khu vực sắp tới, gồm sản xuất các sản phẩm chiến lược trong chuỗi cung ứng của Mỹ.


Đây là những thông tin đáng mừng, thể hiện dấu ấn của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới, từng bước trở thành “cứ điểm sản xuất thiết bị điện tử” của nhiều thương hiệu lớn. Từ đó, cơ hội để Việt Nam đón nhận những dòng vốn lớn của các tập đoàn đa quốc gia đang ngày càng gần hơn.


Cơ hội lớn cho Đà Nẵng


Việc ngày càng nhiều các công ty công nghệ mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam đang mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho thị trường bất động sản công nghiệp, đặc biệt là tại Khu Công nghệ cao (CNC) Đà Nẵng. Đây được xem là khu vực giàu tiềm năng thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới.


Đà Nẵng có vị trí thuận lợi cả về đường hàng không, đường thủy, đường bộ và đường sắt. Hệ thống giao thông từ Khu CNC đến cảng biển, sân bay hoàn thiện giúp giảm chi phí cho nhà đầu tư. Ngoài ra do nằm trên nhiều tuyến giao thông huyết mạch, việc kết nối với các khu công nghiệp, khu đô thị lân cận và liên kết vùng cũng trở nên thuận tiện.


Khu CNC Đà Nẵng có quỹ đất lớn dành cho các dự án sản xuất cơ khí chính xác, điện – điện tử, cùng với đó là những lợi thế về chi phí cho thuê tương đối rẻ trong khu vực và nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào.


Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư vào Khu CNC Đà Nẵng cũng được hưởng nhiều ưu đãi như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, xem xét cấp thị thực có giá trị xuất, nhập cảnh nhiều lần với thời hạn phù hợp với mục đích nhập cảnh cho người lao động nước ngoài…

Nhà xưởng công nghệ cao Long hậu - Đà Nẵng.
Nhà xưởng công nghệ cao Long hậu - Đà Nẵng đã hoàn thiện giai đoạn 1.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng là địa phương luôn nỗ lực đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính nhằm kịp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sớm đưa doanh nghiệp gia nhập thị trường. Khu CNC cũng tập trung nguồn lực xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo quỹ đất sạch phục vụ nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà Khu CNC Đà Nẵng luôn sẵn sàng chào đón dòng vốn FDI đến đầu tư, sản xuất.


Tại Khu CNC Đà Nẵng hiện có nhiều dự án đã đi vào hoạt động, nhiều dự án khác đang được đầu tư xây dựng. Đặc biệt, đang triển khai khu nhà xưởng cho thuê có quy mô lớn nhất dành cho các ngành sản xuất công nghệ cao, phụ trợ công nghệ cao như cơ khí chính xác, điện – điện tử, vật liệu mới…


Dự án có tổng quy mô 29,6ha, do Công ty Cổ phần Long Hậu (LHC) làm chủ đầu tư. Nhà xưởng xây sẵn có diện tích linh hoạt từ 1.500m2 gồm khu vực xưởng sản xuất rộng thoáng và văn phòng tầng 2 với thiết kế hiện đại.


Hiện giai đoạn 1 với diện tích 10.000m2 đã hoàn thành và bàn giao cho 2 nhà đầu tư Nhật Bản. Giai đoạn tiếp theo có quy mô 10.000m2 đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10 năm nay.


Ngoài cung ứng nhà xưởng cho thuê, LHC cũng triển khai dịch vụ khách hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, bao gồm các dịch vụ pháp lý như xin giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh, tuyển dụng lao động, cải tạo và sửa chữa nhà xưởng…


Nguồn

Đại học quốc gia được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Dự thảo Nghị định này áp dụng đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (gọi chung là Đại học quốc gia), các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý và hoạt động của Đại học quốc gia.


Về vị trí và chức năng, dự thảo quy định: Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở; Đại học quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và tài khoản riêng; là đầu mối được giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch.


Đại học quốc gia thực hiện chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, phục vụ cộng đồng, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.


Về nhiệm vụ và quyền hạn của Đại học quốc gia, dự thảo đề xuất, nhiệm vụ và quyền hạn của Đại học quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 29 của Luật Giáo dục đại học và khoản 4 Điều 1 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung Điều 7 Luật Giáo dục đại học) và các quy định sau đây:


Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận hội đồng Đại học quốc gia. Trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bổ nhiệm, miễm nhiệm chủ tịch hội đồng Đại học quốc gia, giám đốc, phó giám đốc Đại học quốc gia.


Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật. Xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo đối với các trình độ, hình thức đào tạo; xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo phù hợp với quy định về Khung trình độ quốc gia Việt Nam, về chuẩn chương trình đào tạo; tổ chức thực hiện, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo của giáo dục đại học; thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định của pháp luật.


Quyết định đào tạo từ xa, liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học với cơ sở giáo dục trong nước đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; quyết định mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ đối với các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc và thuộc Đại học quốc gia khi chưa đủ các điều kiện được tự chủ ra quyết định mở ngành theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của Đại học quốc gia.


Đại học quốc gia thực hiện việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Khi cần thiết, chủ tịch hội đồng Đại học quốc gia, giám đốc Đại học quốc gia trực tiếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của Đại học quốc gia.


Được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của Đại học quốc gia; thực hiện việc thông tin, báo cáo, kiểm tra, thanh tra của các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở theo quy định.


Nguồn

Tỉnh Cao Bằng làm việc với Đèo Cả về đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng -Trà Lĩnh


Cuối tháng 6, tại Trung tâm điều hành giao thông hầm đường bộ qua Đèo Cả (tỉnh Phú Yên) lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả.


Trước đó, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã đi thực tế 13km hầm đường bộ Đèo Cả, hầm Cổ Mã. Đây là dự án được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu năm 2012 theo hình thức BOT và BT với tổng vốn đầu tư ban đầu là 15.603 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng làm việc với Tập đoàn Đèo Cả về đầu tư Dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh tại Trung tâm điều khiển giao thông hầm đường bộ Đèo Cả
Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng làm việc với Tập đoàn Đèo Cả về đầu tư dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh tại Trung tâm điều khiển giao thông hầm đường bộ Đèo Cả (Phú Yên)

Vào nửa cuối năm 2013, nhà đầu tư đã chỉ đạo việc khảo sát lựa chọn lại hướng tuyến của hầm Đèo Cả vừa tránh những đứt gãy, chồng lấn của địa hình và kiến tạo địa chất để trở nên hợp lý hơn, giảm chi phí xử lý gia cố nền và trần hầm, đã rút ngắn được chiều dài gần 1km và tiết kiệm được tới 28% vốn đầu tư. Toàn bộ vốn đầu tư cho Dự án khi hoàn thành chỉ còn là 11.378 tỷ đồng, giảm 4.225 tỷ đồng so với tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu.


Theo lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả, thông thường các dự án hạ tầng, khi tiến hành thi công đều phát sinh chi phí, dẫn đến “đội” vốn đầu tư, có khi rất cao so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, ở hầm đường bộ Đèo Cả thì ngược lại.


“Hiện tại, thực hiện dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả, tổng mức đầu tư sẽ tăng gấp 3 lần; tỷ lệ vốn Ngân sách đầu tư vào Dự án chỉ khoảng 20%, trong khi đó các dự án cao tốc Bắc - Nam vốn ngân sách từ 40-70%. Đây chính là những điểm khác biệt trong thực tế đầu tư và xây dựng một công trình giao thông”.


Tại buổi làm việc, ông Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng ghi nhận: “Trăm nghe không bằng một thấy. Đây là công trình có công nghệ nổi trội nhất ở Việt Nam, sánh tầm quốc tế. Hầm Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân 2 và các công trình khác không chỉ là công trình phát triển kinh tế - xã hội mà còn phục vụ nhiệm vụ chính trị”.


Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, ông Hoàng Xuân Ánh cho rằng Cao Bằng đang đi tìm một nhà đầu tư làm việc dấn thân, trách nhiệm, hiệu quả cho dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh. Qua đó, ông Ánh cảm nhận được năng lực của Đèo Cả từ các công trình mà Tập đoàn này đã đầu tư, thi công và hoàn thiện. “Đây là động lực tinh thần lớn lao để Cao Bằng thêm quyết tâm thực hiện cho được dự án đường cao tốc nối từ Đồng Đăng - Trà Lĩnh”- Ông Ánh chia sẻ.


Thể hiện quyết tâm này, ông Lại Xuân Môn khẳng định: “Sắp tới, những công việc thuộc thẩm quyền của tỉnh Cao Bằng như thủ tục, vốn, mặt bằng, cơ chế… sẽ lần lượt được tháo gỡ. Dù khó khăn đến đâu, thì quan điểm chỉ đạo của Cao Bằng là dứt khoát phải có tuyến cao tốc”.

Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả là hình mẫu về tiết kiệm trong chi phí đầu tư các Dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam
Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả là hình mẫu về tiết kiệm trong chi phí đầu tư các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam

Được biết, toàn bộ mỏ nguyên vật liệu tỉnh Cao Bằng cho Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã được bố trí. Cao Bằng còn chủ động phối hợp với tỉnh Lạng Sơn về các thủ tục, điều kiện để công tác chuẩn bị cho dự án được tốt nhất. Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh Cao Bằng, dự án chưa có chủ trương đầu tư do một số Bộ ngành Trung ương còn băn khoăn đến tính khả thi so với cơ cấu nguồn vốn 20% là ngân sách nhà nước. Đây là nút thắt cần nhà đầu tư chung tay tháo gỡ cùng với Cao Bằng sớm triển khai Dự án đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.


Cũng trong chuyến công tác này, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Yên. Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Yên đã thông tin về công tác quản lý quy hoạch, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh. Theo đó, Phú Yên đã từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tập trung huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nhất là đường giao thông ven biển, nâng cấp sân bay Tuy Hòa, ga đường sắt Tuy Hòa… Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã thu hút được 26 dự án thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ với tổng vốn đầu tư 9.027 tỉ đồng.


Đáp từ, tỉnh Cao Bằng chia sẻ đang tập trung thực hiện ba đột phá chiến lược về du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế biên mậu; quyết tâm tháo gỡ các “điểm nghẽn” phát triển về kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách của địa phương...


Nguồn

Cần ưu đãi mới để thu hút nhà đầu tư lớn

Đại biểu Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, cần có hình thức xúc tiến đầu tư phù hợp với các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Đại biểu Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, cần có hình thức xúc tiến đầu tư phù hợp với các tập đoàn hàng đầu thế giới.

Doanh nghiệp nội vẫn phải chạy lòng vòng


Đại biểu Bùi Thanh Tùng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng cho rằng, tại thời điểm hiện nay, cần ưu tiên cao cho việc khôi phục kinh tế, bên cạnh đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, đồng thời tạo điều kiện tối đa cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp.


Ông Tùng nhận xét, thời gian qua, nhiều địa phương đã trải thảm đỏ cho các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì thủ tục đầu tư vẫn còn phức tạp và kéo dài. Các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đất đai còn nhiều nội dung chưa thống nhất, gây nên sự lúng túng, dè chừng, đùn đẩy của các cơ quan chức năng trong quá trình thẩm định, xem xét, giải quyết các thủ tục cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp.


"Nhiều doanh nghiệp phải mất 3 - 4 năm cho việc chạy lòng vòng và khi bước dần qua các thủ tục này thì thực sự cảm thấy hụt hơi, nản chí. Thiết nghĩ, chúng ta đang "dọn tổ đón đại bàng" thì cũng nên "rắc thóc cho chào mào, chim sẻ" để thực sự có một sự công bằng và tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, phát huy nội lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc góp phần nhanh chóng khôi phục nền kinh tế", ông Tùng góp ý.


Cũng dành sự quan tâm cho doanh nghiệp trong nước, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) phân vân việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ được dành cho các doanh nghiệp có doanh thu dưới 50 tỷ đồng và có số lao động đang có hợp đồng đóng bảo hiểm xã hội dưới 100 người.


Ông Bình cho rằng, có những doanh nghiệp doanh thu bị giảm sút và không có doanh thu, nhưng vẫn giữ lao động, vẫn trả lương, vẫn đóng bảo hiểm, thì nên khuyến khích, vì thế, không nên hạn chế ở tiêu chí dưới 100 lao động.


Để Thủ tướng chủ động phương án đàm phán với nhà đầu tư


Nhận định Việt Nam có cơ hội và nhiều lợi thế để đón làn sóng đầu tư hậu Covid-19, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, nhân cơ hội này, phải có những hình thức xúc tiến đầu tư phù hợp với các tập đoàn toàn cầu, có tiềm lực về tài chính và công nghệ, đang quan tâm đến thị trường Việt Nam.


Việt Nam đã có nhiều ưu đãi trong Luật Đầu tư, nhưng để thu hút tập đoàn hàng đầu của thế giới, cần có những ưu đãi mới, mang tính cạnh tranh so với các quốc gia khác. Từ quan điểm này, đại biểu Hoa đề nghị mạnh dạn xem xét linh hoạt, phát huy tối đa sự phân cấp và ủy quyền cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ở mức cao hơn, để Thủ tướng có thể chủ động các phương án đàm phán với nhà đầu tư.


Theo bà Hoa, đi kèm với những đột phá này là trách nhiệm giải trình của Thủ tướng trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đối với những việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội, thì Chính phủ có thể báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sau đó báo cáo lại Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.


Đề nghị thẳng thắn đánh giá trách nhiệm điều hành xuất khẩu gạo

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đánh giá, mặc dù có sự gián đoạn nhất định trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4/2020, nhưng xét tổng thể, công tác điều hành xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm đã bảo đảm được những yêu cầu quan trọng nhất. Đó là bảo đảm được cân đối giữa xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia; tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá tốt (tăng hơn 25% so với năm 2019).

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ), việc tạm dừng xuất khẩu gạo vào tháng 3/2020 được quyết định quá nhanh và khi cho xuất khẩu lại càng nhanh hơn, khi phải bắt đầu từ lúc 0 giờ, mà không phải trong giờ hành chính. Sự việc này đã thể hiện sự nóng vội, vai trò tham mưu của bộ, ngành có nhiều bất cập. Quyết định này đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với các đối tác, do không xuất hàng đi được và phải tốn thêm chi phí. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng nhất định đến cơ hội xuất khẩu giá cao, có lợi cho người sản xuất.

Đại biểu đề nghị Chính phủ cần thẳng thắn đánh giá trách nhiệm của cơ quan tham mưu, phương pháp điều hành liên quan việc dừng và mở lại xuất khẩu gạo để không lặp lại trong thời gian tới.


Vị đại biểu Nam Định cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật, nhất là Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch. Đề xuất với Quốc hội sửa đổi luật theo thủ tục rút gọn một luật sửa nhiều luật và kết hợp thảo luận bằng hình thức trực tuyến để kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành những chính sách mới, có tính chất đột phá để đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách môi trường kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Thậm chí, có thể nghiên cứu triệu tập kỳ họp bất thường của Quốc hội để sửa đổi kịp thời các luật nêu trên.


Theo đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh), các chính sách phát triển trong thời gian tới cần khôi phục được các yếu tố cốt lõi để nền kinh tế chuyển biến theo hướng chất lượng, hiệu quả, dự phòng được những tác động của các yếu tố phát sinh trong thời gian tới.


Đại biểu Hằng cũng lưu ý, bên cạnh chính sách thu hút các nhà đầu tư lớn từ nước ngoài, cũng cần nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát chặt chẽ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để tránh việc các nhà đầu tư vào Việt Nam chỉ để lợi dụng xuất xứ hàng Việt Nam, không đem lại giá trị gia tăng, ảnh hưởng việc kinh doanh chân chính của doanh nghiệp trong nước.


Tiếp tục đề cập làn sóng dịch chuyển của các nhà đầu tư, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) đề nghị Chính phủ cần có chiến lược với tầm nhìn xa, hành động kịp thời, cùng với chính sách thu hút hấp dẫn đặc thù hơn so với những đặc thù đã từng có, đủ sức cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực, nhất là phải điều hành, quản lý ở tầm quốc gia, tạo nền tảng cho các địa phương có cơ chế thu hút hiệu quả nhất các nhà đầu tư vào Việt Nam làm ăn.


Còn nhiều việc phải làm để đón nhà đầu tư lớn


Phát biểu vào cuối giờ chiều 15/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, hiện là cơ hội vàng để Việt Nam thu hút đầu tư có chọn lọc.


Theo Bộ trưởng, Chính phủ trình Quốc hội chưa điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020. Chính phủ sẽ chủ động điều hành các chỉ tiêu ngân sách, kế hoạch đầu tư công phù hợp với thực tế, phấn đấu đạt mức cao nhất trong năm 2020.


Bộ trưởng nhấn mạnh, yêu cầu quan trọng nhất là duy trì, củng cố nền tảng vĩ mô, an toàn dịch bệnh, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ, phản ứng nhanh nhằm chớp thời cơ, tận dụng cơ hội phát triển. Tập trung hỗ trợ ngay khu vực tư nhân trong nước vượt qua khó khăn hiện nay, tránh tình trạng doanh nghiệp bị nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm giá rẻ.


Dự báo tình hình tăng trưởng 2020, Bộ trưởng Dũng cho rằng, mức độ chính xác, tính khả thi của các dự báo phụ thuộc vào thời điểm kết thúc đại dịch và sản xuất được vaccine phòng Covid-19.


Bộ trưởng cũng khẳng định, sẽ có nhiều giải pháp mạnh hơn để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, trước mắt là thực hiện mạnh mẽ hơn các giải pháp đã có, cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính.


Liên quan vấn đề tận dụng cơ hội thu hút đầu tư, ông Dũng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lập tổ công tác đặc biệt đón sóng đầu tư mới.


Tuy nhiên, để thu hút các tập đoàn, nhà đầu tư lớn, theo Bộ trưởng, còn nhiều việc phải làm, như cải cách hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh; chuẩn bị tốt các điều kiện hạ tầng đất đai, quy hoạch; chính sách phải ổn định nhất quán, kịp thời. Ngoài ra, cần lựa chọn các dự án có sức lan toả, gắn kết, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi công nghiệp hỗ trợ.


Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động hơn để thu hút các tập đoàn đa quốc gia có vốn lớn, đứng đầu chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Trong bối cảnh các nước khác cũng đang cạnh tranh gay gắt, Việt Nam cần chính sách ưu đãi kịp thời, cạnh tranh hơn để đảm bảo thu hút đầu tư có chọn lọc.


Chống “virus” trì trệ chưa thành công

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) cho biết, ông hết sức băn khoăn khi những tồn tại, hạn chế như cổ phần hóa doanh nghiệp chậm, giải ngân đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tình trạng nợ đọng, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, trục lợi chính sách… đã diễn ra trong nhiều năm như một căn bệnh kinh niên, nhưng vẫn thiếu giải pháp căn cơ để giải quyết hiệu quả.

Nhắc lại lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói một cách hình tượng là phải chống hai loại virus là corona và virus trì trệ, đại biểu Hiền nhấn mạnh, những vấn đề nêu trên đã kéo dài từ năm này qua năm khác, từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Điều đó cho thấy, chúng ta chưa thành công trong việc chống “virus” trì trệ.

“Mặc dù chúng ta đã nhiều lần đưa ra giải pháp đột phá, những khẩu hiệu hành động đầy quyết liệt, nhưng đâu vẫn hoàn đấy”, đại biểu Hiền nhận xét.


Nguồn

Hải Phòng động thổ thêm 2 dự án hơn 2.200 tỷ đồng


Đây tiếp tục là 02 dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng, thiết thực trong chuỗi 15 dự án, công trình chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020) và kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2020).


Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ cầu Lạng Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến đường bộ ven biển


Dự án nhóm B, công trình giao thông cấp II, có quy mô nâng cấp, mở rộng đường hiện tại từ cầu Lạng Am, xã Lý Học đến xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo và xây dựng tuyến đường mới từ xã Trấn Dương qua sông Thái Bình kết nối với đường bộ ven biển trên địa bàn huyện Tiên Lãng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Tổng chiều dài toàn tuyến 9,47km, xây dựng tuyến đường mới dọc bờ trái sông Chanh Dương từ cầu Lạng Am đến cầu Chiến Lược chiều dài 1,36km. Đặc biệt, trên tuyến sẽ xây dựng mới cầu vĩnh cửu vượt sông Thái Bình, cách cầu Hàn khoảng 8km về phía hạ lưu, kết nối xã Trấn Dương huyện Vĩnh Bảo với xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng, chiều dài gần 1km, bề rộng mặt cắt ngang cầu 12m. Dự án do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành trong năm 2021.

Toàn cảnh lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ cầu Lạng Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến đường bộ ven biển
Toàn cảnh lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ cầu Lạng Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến đường bộ ven biển

Theo đó, chủ đầu tư cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng, tập trung chỉ đạo nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Các đại biểu bấm nút động thổ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ cầu Lạng Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến đường bộ ven biển
Các đại biểu bấm nút động thổ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ cầu Lạng Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến đường bộ ven biển

Phát biểu tại lễ động thổ, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng nhấn mạnh, việc đầu tư tuyến đường nối từ cầu Lạng Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến đường bộ ven biển có tổng mức đầu tư 1.343 tỉ đồng. Dự án có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Bảo, huyện Tiên Lãng, đặc biệt là các xã được kết nối giữa hai huyện. Đồng thời còn kết nối giữa các điểm di tích lịch sử nổi tiếng của Hải Phòng: tháp Tường Long (quận Đồ Sơn) - Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc (huyện Kiến Thụy), đền Gắm, đền thờ cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng (huyện Tiên Lãng) và khu di tích cấp quốc gia đặc biệt - đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo).


Dự án còn góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch đã được duyệt. Kết nối trực tiếp các tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 37 với tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn thành phố Hải Phòng, tạo thành đường vành đai khép kín phía Đông Nam của thành phố, qua đó giúp việc lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân trong khu vực được thuận lợi hơn.


Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng đường nối tỉnh lộ 354 qua khu công nghiệp Kiến Thụy đến đường bộ ven biển tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy


Trong những năm qua, huyện Kiến Thụy được Trung ương và thành phố Hải Phòng quan tâm đầu tư nâng cấp một số tuyến đường: 363, 361, 403 (giai đoạn I) và các dự án giao thông khác trên địa bàn huyện, tuy nhiên hiện nay còn thiếu các dự án giao thông kết nối vùng và khu vực để phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch cho địa phương.


Dự án đầu tư xây dựng đường nối tỉnh lộ 354 qua khu công nghiệp Kiến Thụy đến đường bộ ven biển tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, với mục tiêu xây dựng một dự án giao thông kết nối liên vùng, tạo điều kiện cho các huyện Kiến Thụy, An Lão phát huy được các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của hai huyện: Kiến Thụy, An Lão và các địa phương lân cận. Dự án có quy mô xây dựng 14,8 km đường giao thông cấp III, với chiều rộng nền đường 22m. Trong đó có 4 làn xe cơ giới, rộng 3,5mx4; 2 làn xe thô sơ, 2,5mx2; lề đường rộng 1,5mx2. Dự án có tổng vốn đầu tư 924,238 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, dự kiến hoàn thành vào năm 2022.

Các đại biểu nhấn nút động thổ Dự án đầu tư xây dựng đường nối tỉnh lộ 354 qua khu công nghiệp Kiến Thụy đến đường bộ ven biển tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy
Các đại biểu nhấn nút động thổ Dự án đầu tư xây dựng đường nối tỉnh lộ 354 qua khu công nghiệp Kiến Thụy đến đường bộ ven biển tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đình Chuyến, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho biết, việc xây dựng tuyến đường kết nối với đường ven biển, khu công nghiệp Kiến Thụy và tỉnh lộ 354 có vai trò đặc biệt quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Kiến Thụy, huyện An Lão và khu vực lân cận. Đây là cửa ngõ giao thông mới của huyện và thành phố, là điểm nhấn kết nối giao thông vận tải hàng hóa giữa khu vực phía nam thành phố với cảng Lạch Huyện và các tỉnh miền duyên hải Bắc bộ. Đây sẽ là cơ sở, điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp mới tại huyện Kiến Thụy, đồng thời nâng cao khả năng phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, củng cố vững chắc an ninh, quốc phòng.


Nguồn

Chuyển dịch đơn hàng và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: Chìa khóa thu hút FDI



Với mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt tìm kiếm cơ hội trong làn sóng thu hút FDI hậu Covid-19, buổi tọa đàm: "Việt Nam sẵn sàng đón sóng dịch chuyển vốn FDI: Cơ hội và thách thức" tổ chức mới đây tại Hà Nội đã thu hút chuyên gia đầu ngành và lãnh đạo hàng trăm doanh nghiệp tham gia.

.
Các diễn giả tại Tọa đàm.

Diễn giả của hội thảo gồm GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE); ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch VAFIE; TS. Phan Hữu Thắng, nguyên cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài và ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse.


Sự chuyển dịch đơn hàng - “cửa sáng” để thu hút đầu tư FDI


TS. Phan Hữu Thắng nhìn nhận, cách đây vài năm, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã có sự dịch chuyển đầu tư FDI. Dưới sự tác động đại dịch Covid-19, thị trường các nước thay đổi, nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt rót vốn Trung Quốc tránh rủi ro và chuyển sang hướng khác, trong đó có Việt Nam.


Trong làn sóng đầu tư mới này, Việt Nam có cơ hội lớn khi huy động toàn bộ máy thực hiện 5 mũi giáp công: Thúc đẩy đầu tư trong nước; tăng cường thu hút FDI; đẩy mạnh xuất khẩu; thúc đẩy đầu tư công; khuyến khích tiêu dùng trong nước.


Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế toàn cầu có thể giảm 4,9% trong năm nay thì ở một khía cạnh khác, Việt Nam đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng sức khỏe tài chính của 66 nền kinh tế mới nổi nhờ các chỉ số tài chính ổn định, dự đoán là điểm đến đầu tư FDI tiềm năng trong thời gian tới.


Tuy nhiên, đặt lên bàn cân cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO và hậu Covid-2019, ông Thắng dự báo: “Sẽ không có sự nhảy vọt như sau WTO 2007, nhưng Việt Nam có duy trì được mức thu hút FDI không phụ thuộc vào giải pháp sắp tới”.


Đứng từ góc nhìn doanh nghiệp, theo ông Phú, có 3 xu hướng dịch chuyển vốn FDI: Dịch chuyển nhà máy khó thực hiện vì phức tạp; công ty mẹ đầu tư thêm cũng không khả thi do bản thân công ty mẹ cần bảo toàn; dịch chuyển đơn hàng là làn sóng dễ nhất.


Ông Phú mong đợi và hy vọng lần đón vốn này được tiến hành hiệu quả và có chiều sâu. Lấy ví dụ từ Sunhouse, ông Phú thông tin, năm 2003, công ty nhận đầu tư của Hàn Quốc nhưng người Việt vẫn nắm quyền kiểm soát. Sau đó, Sunhouse, từ một thương hiệu của Hàn Quốc, được mua lại và trở thành thương hiệu Việt.


"Phải tự chủ 80% GDP mới được coi là tự cường. Việc đứng giữa, chỉ nhập vào xuất ra, Việt Nam chỉ kiếm được 1 chút về nhân công, trong khi việc xử lý tồn dư hóa chất độc hại trong nước, trong đất từ quá trình này lại rất tai hại", ông Phú nhấn mạnh.


Cơ hội luôn đi kèm với thách thức và Việt Nam có nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong khu vực. Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan, Malaysia, thậm chí Myanmar “trải thảm đỏ” đón tiếp nhà đầu tư nhờ ngoại giao, chuẩn bị quỹ đất lớn, chính sách tốt. Ngoài ra, Ấn Độ với lợi thế về dân số lên đến 1,3 tỷ dân, chất lượng lao động cao. Indonesia cũng có lợi thế về thị trường, đường hướng thu hút rõ ràng.


Bên cạnh đó, nhà đầu tư FDI cũng có nhiều vấn đề, cần doanh nghiệp tỉnh táo. "Họ kê khai máy móc thiết bị cao hơn giá thực, sau đó khấu hao sản phẩm, giảm lợi nhuận để không phải đóng thuế. Đây là một hình thức chuyển giá, ma trận mà quốc gia nào khi thu hút FDI phải chú ý", ông Toàn nói.


Ngay trong nội tại doanh nghiệp Việt cũng tồn đọng nhiều điểm cần khắc phục. Ông Phú chỉ ra, đó là kỷ luật trong sản xuất chưa cao, chưa đủ điều kiện đáp ứng về quy trình quản lý chất lượng, an toàn lao động…


Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu: Con đường hiệu quả nhất để hút vốn FDI


Từ cơ hội và thách thức trên, GS.TSKH Nguyễn Mại hiến kế, biện pháp quan trọng nhất là nâng cao năng lực của các bộ phận tham mưu bao gồm các sở ban ngành của tỉnh, cơ quan của ban quản lý để tham mưu cho các ban quản lý biết cách lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư phù hợp định hướng mới đã được Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về đầu tư nước ngoài.


Đồng quan điểm với GS.TSKH Mại, ông Phan Hữu Thắng cho rằng, đầu tư nước ngoài phải có chỉ đạo sát. Tổ công tác phải giao nhiệm vụ cụ thể, giống như chống dịch Covid-19, tạo ra sự đồng thuận để toàn bộ hệ thống chính trị hiểu rõ vai trò của đầu tư nước ngoài.


Bên cạnh đó, cần có “màng lọc” nhà đầu tư nước ngoài chất lượng. Đầu tư vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai như Trí tuệ nhân tạo, robot, như big data, fintech… và tiếp cận được nhà đầu tư châu Âu và Mỹ sẽ phải là mục tiêu hướng tới.


Ngoài ra, phải cải cách nhanh hơn, đồng bộ hơn để tránh tình trạng “thủ trưởng rất nhiệt huyết nhưng công chức cứ bình bình”, tạo guồng quay chuyển động liên tục giữa bộ máy, công chức, doanh nghiệp, người lao động, tích cực vào cuộc cải cách này.


Khi nhà nước đã “trải thảm đỏ”, nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải có tầm nhìn và lớn lên để hội nhập.


Trải qua 20 năm trên thương trường, ông Phú bộc bạch: "Đã nói về cạnh tranh, chúng ta chạy nhưng người ta thậm chí còn chạy nhanh hơn chúng ta. Nếu cứ làm theo kiểu con hát mẹ khen hay thì không bao giờ biết mình đang ở đâu”.


Vì vậy, Sunhouse đã chuyển mình trong khó khăn để nắm bắt cơ hội: chuyển từ mô hình từ tập trung vào số lượng sang chất lượng. Sunhouse làm chủ chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào với nhà máy cơ ngơi hiện đại 1.000m2. “Chúng tôi còn phải thuê chuyên gia từng làm Nghiên cứu và Phát triển của CukCoo sang làm việc với mức lương tương đương lương huấn luyện viên Park Hang Seo để thay đổi toàn diện", ông Phú chia sẻ.


Ông Phú đặc biệt nhấn mạnh, giải pháp quan trọng nhất là doanh nghiệp hãy tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải tăng cường hệ thống quản lý chất lượng, tạo ra sản phẩm phục vụ tập đoàn đa quốc gia; quản lý toàn diện; tuân thủ luật pháp; nâng cao năng lực người lao động; chuẩn bị mặt bằng hệ thống sản xuất.


Chủ tịch Sunhouse cũng bày tỏ quan ngại, nếu tình trạng phong tỏa kéo dài, Việt Nam có thể sẽ bị tụt hậu. Vì vậy, ông đề xuất thời gian tới, nhà nước cần những biện pháp quản trị dịch bệnh tốt để có thể mở cửa và nắm bắt những cơ hội mới. “Một cô gái đẹp sinh ra ở núi rừng, không chủ động tham gia thi hoa hậu thì không ai biết mình đẹp”, Chủ tịch Sunhouse ví von.


Nguồn

Quảng Trị giải phóng “điểm nghẽn” mặt bằng cao tốc Cam Lộ - La Sơn


Ngày 1/7, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho biết đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải, về kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng cao tốc Cam Lộ - La Sơn (đoạn qua Quảng Trị).

Quảng Trị và Ban Quản lý Dự án Đường Hồ Chí Minh có sự phối hợp chặt chẽ, đến nay đã bàn giao toàn bộ mặt bằng tuyến với chiều dài 37,3 km/37,3km (đạt 100% khối lượng).
Với sự phối hợp chặt chẽ của tỉnh Quảng Trị và Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh, đến nay đã bàn giao toàn bộ mặt bằng tuyến cao tốc qua địa bàn với chiều dài 37,3 km/37,3km (đạt 100% khối lượng).

Theo đó, Sau quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), dù gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng chính quyền tỉnh Quảng Trị và Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh có sự phối hợp chặt chẽ, đến nay đã bàn giao toàn bộ mặt bằng tuyến với chiều dài 37,3 km/37,3km (đạt 100% khối lượng).


Kinh phí giải ngân đến thời điểm hiện tại là 92,9 tỷ đồng, nhu cầu vốn để giải phóng mặt bằng cho toàn tuyến khoảng 105 tỷ đồng, thấp hơn so với kinh phí giải phóng mặt bằng được phê duyệt là hơn 114 tỷ đồng.


Được biết, dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn có chiều dài 98,35 km, đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài 37,3 km, được Thủ tướng Chính phủ phát lệnh khởi công vào tháng 9/2019. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 7.669 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ.


Dự án được Thủ tướng Chính phủ phát lện khởi công ngày 16/9/2019 – là dự án được khởi công sớm nhất trong 11 dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.


Trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Trị dài 37,3km, đi qua 5 địa phương, gồm: TP Đông Hà, TX Quảng Trị, huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Dự án bị ảnh hưởng bởi 210 hộ dân, trong đó phải bố trí tái định cư cho 27 hộ nhà ở; và khoảng 261ha hoa màu…


Được biết, tiến độ đối với 11 gói thầu xây lắp thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn đã triển khai thi công đồng loạt. Trong đó, 2 gói thầu (XL1 và XL2) đã triển khai thi công từ tháng 9/2019; 3 gói có quyết định trúng thầu cuối năm 2019, các gói còn lại có quyết định trúng thầu cuối tháng 4/2020, hiện đang thi công đào, đắp nền đường, đúc cấu kiện. Đến nay, sản lượng thi công toàn dự án được khoảng 17%.


Việc giải quyết được “điểm nghẽn” cuối cùng tại địa bàn huyện Triệu Phong, Quảng Trị để giao mặt bằng cho các đơn vị thi công. Và việc hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đã đưa Quảng Trị trở thành tỉnh đầu tiên trong số các địa phương có dự án cao tốc Bắc-Nam đia qua.


Dự án hoàn thành sẽ nối thông Quảng Trị với Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng bằng tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn-Túy Loan-Đà Nẵng-Quảng Ngãi.


Nguồn

Bố trí thêm 30 tỷ đồng chuẩn bị đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam

Việc hoàn thiện và thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã có đủ kinh phí để triển khai.
Việc hoàn thiện và thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã có đủ kinh phí để triển khai.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 928/QĐ – TTg về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 và kế hoạch đầu tư năm 2020 vốn ngân sách Trung ương cho Bộ GTVT.


Theo đó, Thủ tướng giao chi tiết 2.540 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư trung hạn và giao bổ sung 2.473 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2018, 2019  cho Bộ GTVT để thực hiện các dự án. Danh mục các dự án được bổ sung kế hoạch vốn gồm:  Hỗ trợ GPMB Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (1.500 tỷ đồng); Dự án xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua Tp. Cà Mau (50 tỷ đồng); Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông Tp. Buôn Ma Thuột (90 tỷ đồng); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn từ thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng (32 tỷ đồng); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27 các đoạn còn lại qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận (35 tỷ đồng); Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (455 tỷ đồng); Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (373 tỷ đồng).


Thủ tướng cũng tiến hành điều chỉnh tăng 30,755 tỷ đồng từ nguồn dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương tại Bộ GTVT để bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho Dự án xây dựng, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.


Đối với Dự án hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Bộ GTVT cho biết trên cơ sở kết quả nghiên cứu, ngày 14/02/2019, Bộ GTVT đã có Tờ trình số 1281/TTr-BGTVT trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án. Ngày 11/7/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 859/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.


Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã có Quyết định số 421/QĐ-HĐTĐNN ngày 19/3/2020 phê duyệt kế hoạch thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án và phê duyệt dự toán chi phí đối với công tác thẩm tra, thẩm định với kinh phí là 41,819 tỷ đồng.


Hiện nay, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã bố trí cho Dự án là 20,303 tỷ đồng để phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư, đã bố trí kế hoạch đến năm 2020 là 20,303 tỷ đồng (năm 2019 là 10,0 tỷ đồng; năm 2020 là 10,303 tỷ đồng). Trong tổng số vốn đã bố trí (20,303 tỷ đồng), Bộ GTVT đã cân đối 10,734 tỷ đồng để chi trả công tác thẩm tra, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án; còn thiếu 30,755 tỷ đồng để thanh toán cho công tác này trong năm 2020 như Quyết định phê duyệt của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước.


Để có thể thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao kịp tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vào đầu tháng 4/2020, Bộ GTVT đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho Dự án từ nguồn 10% dự phòng của Bộ GTVT là 30,755 tỷ đồng.


Nguồn

Hà Nội kêu gọi đầu tư trực tiếp vào 11 dự án nông nghiệp, nông thôn quy mô lớn

Ứng dụng công nghệ cao giúp phát triển nông nghiệp an toàn, thân thiện môi trường. Ảnh: TTXVN
Ứng dụng công nghệ cao giúp phát triển nông nghiệp an toàn, thân thiện môi trường. Ảnh: TTXVN

Trong quá trình rà soát và tổng hợp các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, các dự án chế biến sản phẩm nông nghiệp đang triển khai, chuẩn bị triển khai, dự án đầu tư mới đề xuất, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội công bố danh sách các dự án đang kêu gọi đầu tư trực tiếp giai đoạn 2019 - 2025.


Trong đó, đóng góp lớn nhất là các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện trên địa bàn thành phố có 105 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 71 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Nhờ ứng dụng công nghệ cao, nhiều mô hình đã cho hiệu quả kinh tế hàng tỷ đồng/ha canh tác. Việc ứng dụng các phương pháp kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp ngày càng đem lại những hiệu quả tuyệt vời đối với năng suất và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp.


Với hiệu quả của mô hình này, Hà Nội kêu gọi đầu tư các dự án tại các xã An Thượng, Song Phượng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Hoài Đức, quy mô 668 ha, dự kiến vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng. Dự án nông nghiệp công nghệ cao xã Hiền Ninh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Sóc Sơn quy mô 120 ha, dự kiến vốn đầu tư 350 tỷ đồng. Dự án nông nghiệp công nghệ cao ở các xã Thanh Xuân, Tân Dân sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Sóc Sơn quy mô 70 ha, dự kiến vốn đầu tư 150 tỷ đồng.


Các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại vũng bãi ven sông Đáy thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 23,3 ha, dự kiến vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng. Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở xã Kim Sơn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thị xã Sơn Tây quy mô 80 ha, dự kiến vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng. Dự án vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Ba Vì sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 300 ha, dự kiến vốn đầu tư 100 tỷ đồng.


Dự án nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái xã Hiệp Thuận sản nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái tại huyện Phúc Thọ quy mô 200 ha, dự kiến vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng.


Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đề xuất loạt dự án khu giết mổ gia súc tập trung các xã Quang Lãng, Tri Thủy chuyên giết mổ gia súc tại huyện Phú Xuyên quy mô 2,74 ha, dự kiến vốn đầu tư 350 tỷ đồng. Dự án khu giết mổ gia súc thôn Tri Lai, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì giết mổ gia súc quy mô 4 ha, dự kiến vốn đầu tư 350 tỷ đồng. Dự án khu giết mổ gia súc, gia cầm ở xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ chuyên giết mổ gia súc, gia cầm quy mô 10 ha, dự kiến vốn đầu tư 400 tỷ đồng. Dự án khu giết mổ gia súc, gia cầm xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn chuyên giết mổ gia súc, gia cầm quy mô 10 ha, dự kiến vốn đầu tư 400 tỷ đồng.


Với một loạt dự án mới này, Hà Nội phấn đấu giảm khoảng 50% số cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư đến năm 2020, tiến tới chấm dứt hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, phân tán trên địa bàn các huyện, thị xã.


Nguồn